NATO tiếp tục khẳng định vị thế trong hệ thống an ninh toàn cầu
NATO đã chứng tỏ năng lực thích ứng với các thách thức an ninh mới trong 75 năm tồn tại. |
Được thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương hiện gồm 32 quốc gia. Cách đây 75 năm, ngày 4/4/1949, 10 quốc gia châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh, Italy, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Bồ Đào Nha và 2 quốc gia châu Mỹ gồm Mỹ, Canada đã ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương để thành lập NATO. Liên minh này được thành lập dựa trên 2 yếu tố: triết lý thế giới lưỡng cực và sự nghi ngờ đối với Liên Xô. Để đáp trả, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thành lập khối Hiệp ước Vácsava - liên minh quân sự gồm 8 quốc gia (Liên Xô, Albania, Bulgaria, Romania, Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc và CHDC Đức).
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin đêm 9/11/1989 và sau đó là các chế độ cộng sản ở Đông Âu đã tạo ra một động lực mới cho tình trạng hòa hoãn. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London (Anh) vào tháng 7/1990, NATO đề xuất phát triển hợp tác chính trị, ngoại giao và quân sự với các quốc gia thành viên của Hiệp ước Vácsava. Liên Xô chấp nhận rút quân khỏi CHDC Đức. Tháng 10 cùng năm, việc thống nhất nước Đức trở thành hiện thực. Tháng 11/1990, tại Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu ở Paris, các nước thuộc hai khối NATO và Hiệp ước Vácsava đã ký Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), khẳng định chấm dứt thù địch.
Thập kỷ 90 của thế kỷ XX cũng chứng kiến sự gia tăng căng thẳng tại châu Âu với sự bùng nổ chiến tranh ở Nam Tư. Trong khuôn khổ chiến dịch quân sự mang tên "Cấm bay", các lực lượng NATO đảm bảo rằng không có máy bay nào bay qua không phận Bosnia-Herzegovina, tuân thủ nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ). Áp lực từ phía Mỹ nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Bosnia dẫn đến việc ký kết Hiệp định hòa bình Dayton. Lực lượng thực thi hòa bình NATO (IFOR) được triển khai tới Bosnia lúc đó có nhiệm vụ thực hiện khía cạnh quân sự của thoả thuận Dayton, giám sát các lực lượng tự trị được thành lập ở Bosnia để ngăn chặn họ giao tranh với nhau. Cuối năm 1996, Lực lượng ổn định (SFOR) cũng của NATO tiếp quản nhiệm vụ. Lực lượng này chính thức kết thúc sứ mệnh vào ngày 2/12/2004 và nhường chỗ cho chiến dịch Althea, do lực lượng của Liên minh châu Âu (EUFOR) tiến hành, phối hợp với NATO.
Cuối thập kỷ 90, trước việc chính quyền Slobodan Milosevic ở Serbia đàn áp và trục xuất đa số người Albania khỏi Kosovo, NATO đã tiến hành chiến dịch không kích trong 78 ngày, bắt đầu từ ngày 24/3/1999.
Trong 75 năm qua, NATO đã chứng tỏ khả năng thích ứng và tiên phong trong đối phó với những thách thức an ninh mới, từ Chiến tranh Lạnh cho đến khủng bố, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và ngăn chặn xung đột trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Trong tương lai, NATO tham vọng vẫn là một khối quan trọng trong hệ thống an ninh toàn cầu, đồng thời duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế.
Tin liên quan
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
NATO thành lập lực lượng phản ứng nhanh mới
09:07 | 03/07/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực
09:12 | 03/06/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics