Năm bản lề xác định tính sống còn của chủ nghĩa đa phương
Thế giới đang hứng chịu đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu. |
Theo bài phân tích, tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ tháng 9/2020 nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập LHQ, các nước thành viên đã thông qua tuyên bố chính trị trao quyền cho Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy chương trình nghị sự chung nhằm ứng phó với các thách thức hiện tại và tương lai từ nay đến tháng 9/2021. Chương trình nghị sự chung gồm 12 chủ đề lớn, bao gồm nỗ lực phục hồi sau đại dịch, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu khẩn cấp và tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cho thấy sự kỳ vọng Tổng Thư ký Guterres sẽ thực hiện quyền lực của mình để vạch ra lộ trình phát huy chủ nghĩa đa phương nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong thời điểm lịch sử này chứ không chỉ bị cuốn vào những việc lặt vặt liên quan tới thể chế và quy trình của LHQ. Những khuyến nghị của ông sẽ thúc đẩy những nỗ lực ứng phó đại dịch Covid-19 mà LHQ đang tiến hành, đồng thời làm nổi bật vai trò đầu tàu của LHQ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, bài phân tích cho rằng chương trình nghị sự này có thành công hay không trong những năm tới còn phụ thuộc vào 4 xu hướng cần phải theo dõi sát sao trong năm 2021.
Thứ nhất, cộng đồng quốc tế vẫn phải chờ kết quả phép thử hợp tác trong phòng chống Covid-19 giữa các quốc gia. Việc phát triển thành công vaccine rất đáng khích lệ, song sự hợp tác chặt chẽ sẽ rất cần thiết để đảm bảo sản xuất đủ vaccine cũng như phân phối vaccine tới mọi nơi trên thế giới. Khoảng cách giữa 500 triệu người được tiêm vaccine đầu tiên và 500 triệu người được tiêm vaccine cuối cùng là rất lớn. Hơn nữa, việc virus lây lan sẽ bộc lộ rõ hơn những bất bình đẳng trong mỗi xã hội và bất bình đẳng giữa các nước do chênh lệch về khả năng tiếp cận vaccine.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái và chưa biết khi nào mới kết thúc. Theo dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) IMF đưa ra hồi tháng 10/2020, quá trình phục hồi sẽ còn lâu dài và bất ổn. Hiện số liệu việc làm vẫn ở dưới mức trước đại dịch và người lao động có thu nhập thấp, thanh niên và phụ nữ là những người bị thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng ở mức khiêm tốn 5,2% và phần lớn nhờ tăng trưởng của Trung Quốc, còn nhìn chung thế giới sẽ mất khoảng vài năm mới có thể trở lại mức tăng trưởng của năm 2019.
Thứ ba, sẽ mất một khoảng thời gian kha khá trong năm 2021 để có thể cảm nhận những thay đổi mà chính quyền mới của Mỹ tạo ra về mặt ngoại giao cũng như tại những điểm nóng trên thế giới. Tổng thống đắc cử Biden đã đề xuất một số chính sách mới, nhưng để những chính sách này trở thành hiện thực cần có thời gian, nhất là trong bối cảnh Quốc hội Mỹ bị chia rẽ như hiện nay.
Thứ tư, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Glasgow sẽ hướng tới điều gì dường như đang ngày càng trở nên khó đoán định, nhất là khi giới khoa học cảnh báo tốc độ môi trường bị tàn phá ngày càng nhanh trong khi các nước đều chậm chễ trong việc thực hiện những cam kết về giảm khí thải nhà kính theo Hiệp định Paris năm 2015.
Năm 2021 sẽ là năm quan trọng đối với tất cả các nước thành viên LHQ và với hệ thống chủ nghĩa đa phương, bởi chính năm 2021 sẽ quyết định thế giới đi về đâu trong thập kỷ tới, thoát khỏi đại dịch và phục hồi như thế nào cũng như hồi sinh khả năng hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực.
Tin liên quan
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
07:30 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Linh làm Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics