Năm 2020 đánh dấu giai đoạn “kịch tính” trong quan hệ Trung-Ấn
Trung Quốc và Ấn Độ đứng trước bờ vực chiến tranh
Quan hệ giữa Trung Quốc bao hàm nhiều yếu tố: hợp tác, cạnh tranh, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Trong cuộc gặp vào tháng 10/2019, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi đã tìm cách nêu bật các yếu tố hợp tác mà hai bên đã cố gắng thúc đẩy trong 2 thập kỷ qua. Nhưng kể từ đầu năm 2020, sự bùng phát đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng biên giới đã khiến yếu tố cạnh tranh và xung đột giữa hai nước chiếm ưu thế. Theo giới phân tích, những yếu tố này có khả năng tiếp diễn, thậm chí gia tăng trong thời gian tới. Các diễn diễn biến gần đây chứng minh rằng, bất chấp các nỗ lực của New Dehli và Bắc Kinh nhằm gắn kết và ổn định, quan hệ giữa hai bên về cơ bản vẫn mang tính cạnh tranh và có nguy cơ bùng phát xung đột.
![]() |
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. (Ảnh: PTI) |
Ngày 15/6/2020 sẽ đi vào lịch sử khi đánh dấu thời điểm hai quốc gia hạt nhân Trung Quốc và Ấn Độ đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh liên quan đến tranh chấp biên giới. Cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc có thể khiến nhiều người bất ngờ, nhưng những nghiên cứu lịch sử cho thấy cuộc đối đầu Trung-Ấn tại khu vực biên giới thường xảy ra trong thời kỳ Trung Quốc dễ bị tổn thương, khi Bắc Kinh nỗ lực thực hiện mục tiêu ngăn chặn việc hình thành các liên minh chống Trung Quốc. Chừng nào sức ép từ bên ngoài đối với Trung Quốc vẫn còn, chừng đó một cuộc xung đột quy mô lớn hơn ở biên giới Trung-Ấn vẫn có thể nổ ra. Do vậy, các bên liên quan phải rất thận trọng để tránh những hành động có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng ngoài ý muốn.
Sau hơn 4 thập kỷ tương đối yên bình, tháng 6 vừa qua, khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên dãy Himalaya đã chứng kiến cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai nước. Vụ việc đã “xát muối” vào vết thương cũ kể từ sau chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962, gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc chiến tranh giữa hai nước láng giềng châu Á, đồng thời đặt ra câu hỏi về động cơ và những toan tính chiến lược của Bắc Kinh trước sự trỗi dậy của New Dehli. Bất chấp các nỗ lực giải mã, những tính toán của Trung Quốc vẫn rất khó nắm bắt.
Lý giải từ các dữ liệu lịch sử
Việc xem xét và đánh giá mô hình khủng hoảng biên giới Trung-Ấn qua các giai đoạn có thể làm sáng tỏ hơn vấn đề này. Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm kể từ cuối những năm 1940. Dù các nhà lãnh đạo hai nước nhiều lần tiến hành đàm phán ngoại giao và quân sự để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng đụng độ biên giới vẫn diễn ra thường xuyên với mức độ sử dụng vũ lực tăng dần.
Về mặt lịch sử, không thể bỏ qua yếu tố chính đó là sức ép từ bên ngoài khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương và điều này có thể là một trong những căn nguyên dẫn đến các vụ xung đột tại khu vực biên giới giữa hai nước.
Vào đầu những năm 1960, quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Liên Xô xấu đi khi các cường quốc tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng đối với Ấn Độ. Tại thời điểm đó, Ấn Độ cũng đang có những vấn đề mới trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo Trung Quốc đã chứng kiến sự phối hợp của bộ ba gồm Mỹ, Liên Xô và Ấn Độ nhằm đối phó với Bắc Kinh. Hệ quả là chiến tranh biên giới Trung-Ấn đã nổ ra vào năm 1962. Cuộc chiến này không chỉ ngăn chặn các bước tiến của Ấn Độ ở biên giới mà còn hạn chế nỗ lực của Mỹ và Liên Xô trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Ngày nay, một kịch bản tương tự cũng đang xuất hiện. Vào năm 2016, Ấn Độ và Mỹ đã ký kết thỏa thuận về chia sẻ hậu cần quân sự, cho phép quân đội hai nước sử dụng các căn cứ hải quân, lục quân và không quân của nhau vào việc tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động chung. Theo giới phân tích, với thỏa thuận này, Ấn Độ muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để đối phó với Trung Quốc, còn Washington muốn thông qua New Dehli để gây sức ép với Bắc Kinh. Tiếp đến vào năm 2019, Mỹ đã ban hành chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để gây sức ép đối với Trung Quốc.
Nhìn nhận từ góc độ nêu trên, các nhà phân tích Trung Quốc coi cuộc đụng độ ở thung lũng Galwan là dấu hiệu cho thấy sự “câu kết ngầm” trong đối phó với Bắc Kinh. Một bài bình luận thậm chí còn cho rằng, Mỹ đang “xúi giục” Ấn Độ với hy vọng hai nước láng giềng châu Á này sẽ giao tranh với nhau. Xem xét từ góc độ khác, nhiều nhà phân tích cho rằng, động thái cứng rắn của Ấn Độ một phần được khơi nguồn từ chiến dịch gây sức ép của Mỹ với Trung Quốc, một phần bắt nguồn từ tâm lý bất bình của New Dehli với các hành vi mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Ấn Độ hy vọng có được sự nhượng bộ của Trung Quốc trong vấn đề biên giới khi Bắc Kinh phải đối mặt với lập trường cứng rắn của “Bộ Tứ kim cương” (Ấn Độ-Mỹ-Australia-Nhật Bản).
Nhìn nhận sâu hơn, một số nhà quan sát cho rằng, cuộc đụng độ tại thung lũng Galwan dường như xảy ra theo đúng toan tính chiến lược của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc muốn gửi thông điệp cảnh báo New Dehli rằng, việc xây dựng một liên minh nhằm đối phó với Bắc Kinh có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Mặt khác, xung đột có thể buộc Ấn Độ phải chuyển hướng các nguồn lực từ việc hỗ trợ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở trên biển sang củng cố và xây dựng tuyến phòng thủ trên đất liền tại khu vực biên giới.
Các bên cần biết điểm dừng
Liệu các cuộc đụng độ tiếp theo trong tương lai có nổ ra hay không? Câu trả lời nằm ở các tác nhân liên quan. Theo quan điểm của Trung Quốc, nước này có thể tấn công Ấn Độ để chứng minh sức mạnh quân sự và ngăn cản các quốc gia khác thách thức họ. Tuy nhiên năng lực của quân đội Ấn Độ vào năm 2020 khác xa so với năm 1962. New Dehli hiện giờ không chỉ cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ biên giới mà còn là một quốc gia có sức mạnh hạt nhân và sức mạnh hải quân đáng nể. Nếu giao tranh với Ấn Độ, Trung Quốc có thể phải chịu tổn thất nghiêm trọng hơn nhiều so với gần 6 thập kỷ trước.
Hiện tại, Ấn Độ đang ngày càng xích lại gần hơn với Mỹ vì Washington có rất nhiều tiềm năng thúc đẩy sự hợp tác chiến lược giữa hai bên, song giới quan sát cho rằng, Ấn Độ nên thận trọng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với những quốc gia mà Trung Quốc cho là “không thân thiện”, chẳng hạn như Mỹ, Australia, Nhật Bản. Bởi Bắc Kinh có thể nhìn nhận sự hợp tác đó như việc hình thành một liên minh đối kháng và ngày càng thực hiện những hành động cứng rắn hơn.
Còn Mỹ, với vai trò là nhân tố thứ 3, cần phải đứng ngoài những tranh chấp giữa Ấn Độ, Trung Quốc. Xung đột biên giới tạo cho Mỹ và Ấn Độ cơ hội tăng cường hợp tác. Tuy nhiên, Washington cần biết điểm dừng để tránh làm gia tăng những lo ngại từ phía Trung Quốc./.
Tin liên quan

Trung Quốc mong muốn quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ
08:38 | 22/04/2024 Nhìn ra thế giới

Đại sứ Tạ Phong: Quan hệ Trung Quốc-Mỹ ổn định có lợi đôi bên
14:05 | 29/06/2023 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Joe Biden: Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đi đúng hướng
09:18 | 20/06/2023 Nhìn ra thế giới

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thực hiện thống nhất Logo của Hải quan Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thực hiện thống nhất Logo của Hải quan Việt Nam

Hải quan Thủy An: Tăng cường công tác KTSTQ góp phần chống thất thu ngân sách

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
