Mỹ đứng trước lựa chọn ở Syria: Chiến tranh, trừng phạt hay hòa giải
Xe thiết giáp Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung ở phía bắc Syria gần thị trấn Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9/2019. Ảnh: Reuters. |
Trong đó, ông Trump ưu tiên giải pháp làm trung gian hòa giải giữa lực lượng người Kurd tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Kế hoạch của Mỹ đưa ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp diễn tại đông bắc Syria, gây nhiều thương vong khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải tiến hành họp khẩn.
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump đưa ra 3 lựa chọn: “ Điều đến hàng nghìn quân và giành chiến thắng quân sự, trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bằng tài chính và các lệnh cấm vận, hoặc đứng ra làm trung gian một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd".
Quyết định bất ngờ của Mỹ rút quân khỏi khu vực đông bắc Syria đã vấp phải sự chỉ trích của các nghị sĩ Mỹ, cho rằng giúp mở đường cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, đặt đồng minh nòng cốt của Mỹ trong chiến dịch chống khủng bổ thời gian qua trước những rủi ro. Đề cập lựa chọn thứ nhất về việc triển khai hàng nghìn quân và giành chiến thắng quân sự, Tổng thống Trump tiếp tục bảo vệ kế hoạch rút quân của Mỹ, khẳng định ông đang thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử với việc bắt đầu rút Mỹ ra khỏi các “cuộc chiến không có hồi kết”. Ông Trump cũng khẳng định, IS đã bị đánh bại 100% và người dân Mỹ không muốn thấy quân đội nước này quay trở lại khu vực.
Lựa chọn thứ 2 là trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có các biện pháp gia tăng sức ép tài chính. Đây cũng là điều Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng đề cập, khi cho rằng Mỹ có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tất cả các giải pháp ngoại giao để cố gắng thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thận trọng trong hành động của mình. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cũng cảnh báo sẽ trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, nếu nước này có các bước đi gây thương vong cho dân thường trong cuộc chiến tại Syria.
Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Kelly Craft cũng cảnh báo: “Thổ Nhĩ Kỳ hiện phải chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo tất cả các tay súng IS bị giam giữ tại các nhà tù vẫn bị kiểm soát và IS không hồi sinh trở lại dưới bất cứ hình thức nào. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong việc bảo vệ các khu vực dân thường, để IS hồi sinh sẽ mang lại các hậu quả nghiêm trọng”.
29 nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ hôm 9/10 cũng thông báo sẽ đưa ra một dự luật, nhằm áp đặt trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chiến dịch quân sự tại Syria.
Với 3 giải pháp đưa ra, lựa chọn cuối cùng đóng vai trò hòa giải giữa lực lượng người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ đang được Tổng thống Trump ủng hộ hơn cả. Rõ ràng đây là một giải pháp giúp ông không những thực hiện cam kết không nhúng chân vào các cuộc chiến không có hồi kết, mà còn cứu vãn hình ảnh khi quyết định “bỏ rơi” đồng minh người Kurd trong chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ theo đuổi giải pháp này, kết hợp với việc gia tăng sức ép trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo sức nặng trong vai trò hòa giải của mình, giúp hai bên hướng đến một thỏa thuận ngăn chặn xung đột lan rộng.
Kêu gọi giảm căng thẳng và đối thoại cũng là giải pháp nhiều nước lên tiếng ủng hộ hiện nay cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg hôm qua (10/10) cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải kiềm chế và tránh các hành động gây thương vong cho dân thường, trong khi Nga kêu gọi đối thoại giữa các bên.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 10/10 cũng bày tỏ ủng hộ giải pháp chính trị tại Syria: “Tôi không tin vào giải pháp quân sự cho vấn đề Syria. Tôi luôn ủng hộ một giải pháp chính trị và lộ trình theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một điều rõ ràng rằng bất cứ giải pháp nào cho Syria cũng cần phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Syria”.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (10/10) cũng tiến hành họp khẩn về Syria, với tuyên bố bày tỏ đặc biệt quan ngại về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi nước này dừng các hoạt động quân sự tại Syria.
Tin liên quan
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics