Kịp thời tháo gỡ
Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia | |
Quyết liệt, kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế |
Bên cạnh đó lượng doanh nghiệp thành lập mới và tái hoạt động trở lại thấp hơn so với các năm, lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Nhiều chỉ số vĩ mô của nền kinh tế như kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công, tín dụng đưa vào sản xuất kinh doanh... đều đáng lo lắng.
Nhìn thẳng thực tế, hiện là thời điểm Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần tổng lực, tăng tốc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Một trong những trụ cột thúc đẩy tăng trưởng, tạo “vốn mồi” cho nền kinh tế và dẫn dắt các lĩnh vực doanh nghiệp là giải ngân đầu tư công nhưng quý 1, tỷ lệ đạt rất thấp với 9,69% kế hoạch cả năm, trong đó có 49/52 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 9%. Đáng quan ngại, dù gần hết quý 1 nhưng vẫn còn 30 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công. Điều đáng nói, những khó khăn vướng mắc của vấn đề đã được đưa ra bàn thảo, tháo gỡ từ lâu nhưng tiến triển trong thực tế chưa như mong đợi. Với những khó khăn khác như: những vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội nói riêng và thị trường bất động sản nói chung, vướng mắc trong thực thi các quy định về phòng cháy chữa cháy (không chỉ với lĩnh vực karaoke mà với các lĩnh vực doanh nghiệp khác), khó khăn về tiếp cận vốn, khó khăn vướng mắc để mở rộng cánh cửa đón khách du lịch quốc tế sau đại dịch... Những khó khăn trên hầu như đều được nhìn nhận, đánh giá nhưng việc tháo gỡ đều rất chậm chạp.
Sự chậm chạp sẽ làm mất đi các cơ hội phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế. Từng bộ ngành, địa phương kịp thời lắng nghe các ý kiến, đề nghị từ phía doanh nghiệp để đưa ra giải pháp hiệu quả; đề cao kỷ luật kỷ cương, cũng như trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu trong bộ máy hành chính; cần đề ra các chỉ tiêu cụ thể trong xử lý vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để đánh giá hiệu quả công tác. Các doanh nghiệp cần linh hoạt tìm ra các giải pháp cho riêng mình để ứng phó trước các khó khăn, tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác mới.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK