Kinh tế toàn cầu trước mối nguy phân mảnh địa chính trị
Nguy cơ kinh tế toàn cầu phân mảnh ngày càng hiện hữu Phát triển kinh tế bền vững từ hợp tác quốc tế về tài chính, kế toán, kiểm toán |
Cảng Thượng Hải - cảng biển lớn nhất Trung Quốc |
Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng thương mại, thương mại thế giới vẫn tiếp tục phát triển với sự hình thành của những khối đối lập và trung gian ngay cả khi dự kiến tốc độ tăng trưởng yếu, ở mức 2,6% vào năm 2024. Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, dòng hàng hóa và đầu tư nước ngoài đi theo quỹ đạo khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào việc các nước là đồng minh hay đối thủ.
Trong dự báo mới nhất được công bố vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại về “sự phân mảnh địa kinh tế”, đồng thời cho rằng tình trạng này, nếu gia tăng, “có thể làm giảm dòng đầu tư nước ngoài, làm chậm tốc độ đổi mới, hạn chế việc áp dụng công nghệ tiên tiến và cản trở sự trao đổi hàng hóa giữa các khối đối lập. Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất và biến động giá cả.
Hàng hóa tiếp tục được giao dịch trên khắp hành tinh, nhưng đi theo những tuyến đường vòng để tránh các hạn chế và rào cản hải quan, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ. Khi tỷ trọng nhập khẩu từ Mỹ của một quốc gia tăng 1% thì tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng 1,6%. Trên thực tế, một số hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc hiện nay đi vòng qua nước thứ ba trước khi đến thị trường Mỹ. Việc kéo dài chuỗi cung ứng này được khuếch đại bởi một xu hướng khác, đó là đa dạng hóa. Kể từ cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, các công ty đã đa dạng hóa nguồn cung để bảo vệ họ khỏi các cú sốc về khí hậu hoặc địa chính trị, nhằm hạn chế rủi ro.
Theo chuyên gia kinh tế Agathe Demarais thuộc Hội đồng châu Âu, việc Mỹ áp thuế hải quan 100% đối với xe điện của Trung Quốc, được Tổng thống Joe Biden công bố vào ngày 14/5, đánh dấu một bước leo thang mới trong "cuộc chiến" bảo hộ giữa Mỹ và Trung Quốc. Bà Demarais cho rằng đối với Trung Quốc, bước ngoặt này có thể đáng lo ngại, bởi vì đây là lần đầu tiên Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm của Bắc Kinh ở mức độ này, và rất có thể châu Âu cũng sẽ làm theo.
Tuy nhiên, Trung Quốc - nước đang xuất khẩu tràn ngập các sản phẩm của mình ra thế giới, cũng có thể không quan tâm đến việc thu hẹp quan hệ thương mại với phương Tây. Khi các nước phương Tây đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, Trung Quốc cũng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong khoảng hai năm trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường phương Tây đã giảm dần, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang các nước đang phát triển lại tăng lên.
Điều này dẫn đến tình trạng phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu với sự xuất hiện của hai khối lớn, một bên là khối phương Tây xung quanh Mỹ và bên kia là khối xung quanh Trung Quốc. Trong cuộc đối đầu này, sẽ có những quốc gia được hưởng lợi, nhưng cũng sẽ có những nước bị ảnh hưởng. Nhiều nước mới nổi sẽ có thể tận dụng lợi thế đứng giữa hai khối Mỹ và Trung Quốc để "kiếm lời", như những nước sản xuất nguyên liệu thô và khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng, như Indonesia, Brazil, Chile, Argentina, CHDC Congo hay Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang rất được các công ty của phương Tây săn đón. Trong khi đó, các nước đóng vai trò “kết nối” cũng sẽ được hưởng lợi, điển hình như Mexico đang trở thành “trung tâm” tái xuất sản phẩm từ Trung Quốc sang các nước phương Tây. Cuối cùng, những nước cố định vị mình là “trung tâm” sản xuất mới sẽ được hưởng lợi về lâu dài, như Ấn Độ - nước đang đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, và muốn vượt Trung Quốc bằng cách phát triển những lĩnh vực công nghệ hàng đầu.
Tin liên quan
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
Hải quan quản lý hàng đầu tư chủ động giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics