Kinh tế thế giới trong năm 2021?
RCEP - Mảng màu sáng trong bức tranh kinh tế thế giới | |
Nhiều tín hiệu khả quan phát triển kinh tế năm 2021 | |
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% năm 2020 và 7,8% trong năm 2021 |
Tăng trưởng kinh tế
Theo giới chuyên gia kinh tế, hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng, tăng trưởng GDP không chỉ đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2021 mà còn lan sang cả năm 2022-2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn. Đối với các nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng GDP vào cuối năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn năm 2019 và thấp hơn đáng kể so với mức dự kiến trước đại dịch.
Trong năm 2021, nhiều khả năng tốc độ phục hồi việc làm của Mỹ - cường quốc số 1 thế giới có thể tăng cao sau cú sốc ban đầu của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, do Chương trình bảo vệ tiền lương đã hết hạn vào cuối tháng 7/2020, sự phục hồi có xu hướng sẽ giảm tốc do có ít hỗ trợ hơn, đặc biệt là do ảnh hưởng của hậu bầu cử Tổng thống. Do vậy, GDP của Mỹ sau khi giảm 6% vào năm 2020 có thể đạt mức phục hồi 3,7% vào năm 2021. Nếu cuộc khủng hoảng y tế tiếp tục kéo dài trong những tháng tới, GDP dự kiến sẽ giảm 7% vào năm 2020 và tăng trưởng chỉ đạt 1% vào năm 2021.
Kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ phục hồi với mức tăng 5,8% vào năm 2021, sau khi ghi nhận mức giảm 7,1% trong năm 2020. Trong số các thành viên của Eurozone, Đức dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn nhờ các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ và thu nhập phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào quý 1/2023. Sự phục hồi sẽ diễn ra dần dần sau suy thoái kinh tế năm 2020. Tăng trưởng sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 chủ yếu nhờ các tác động cơ bản thuận lợi vào đầu năm.
Tại khu vực châu Á, giới chuyên gia nhận định tăng trưởng trong khu vực dự kiến sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp, khu vực này vẫn duy trì hiệu suất tương đối so với phần còn lại của thế giới. Xét về tổng thể, khu vực châu Á vẫn có những nền tảng cơ bản tương đối vững chắc nhờ khả năng phục hồi của mỗi quốc gia.
Phục hồi đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn sẽ được duy trì trong bối cảnh nước này kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện các biện pháp kích thích tương đối hiệu quả. Nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân đối cơ cấu ngày càng trầm trọng, hiện chính sách kinh tế của Trung Quốc đang hướng tới sự bền vững của tăng trưởng thay vì chỉ tập trung theo đuổi các biện pháp kích thích. Do chính sách kích thích kinh tế chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững của tăng trưởng (tức không làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng cơ cấu), tăng trưởng sẽ không cao như mong đợi, dự kiến vào khoảng 8% trong năm 2021.
Thị trường chứng khoán
Chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Hoàng gia (Chatham House), cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Jim O’Neill mới đây đã đưa ra dự báo tích cực về thị trường chứng khoán trong năm 2021. Trước đó, ông từng có những nhận định lạc quan về diễn biến thị trường chứng khoán năm 2020. Mọi thứ đã gần như diễn ra như tác giả dự đoán, do chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng đáng kể và sự xuất hiện kịp thời của các loại vaccine có khả năng chấm dứt đại dịch Covid-19.
Theo ông O’Neill, về mặt tích cực, năm 2021 sẽ diễn ra theo kịch bản tương tự như năm 2020, với các chính sách tiền tệ và tài khóa hào phóng chứng minh cho sự lạc quan hơn nữa về các cổ phiếu. Thời gian gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra bình luận về các chính sách hỗ trợ tài chính “hào phóng” hơn đang được thực hiện, đặc biệt là ở Mỹ. Nhiều khả năng Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, một khi nhậm chức, cũng sẽ kêu gọi một cuộc họp đặc biệt của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để chứng minh rằng “Nước Mỹ đã trở lại”.
Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố có thể khiến thị trường cổ phiếu ở Mỹ đi xuống. Trong bối cảnh vaccine ngừa Covid-19 đang dần được phân phối ra nhiều nước, các nhà đầu tư có thể chuyển hướng sang cổ phiếu trong lĩnh vực khác, thay vì chỉ tập trung vào cổ phiếu công nghệ. Vị trí độc tôn của cổ phiếu công nghệ cũng sẽ phụ thuộc vào việc nhà chức trách sẽ xử lý vấn đề chống độc quyền với hãng công nghệ lớn như thế nào. Bên cạnh đó, sau một chu kỳ phục hồi mạnh mẽ, các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét thắt chặt các chính sách tài khóa và tiền tệ. Một số rủi ro khác có thể khiến cổ phiếu giảm giá như nguy cơ xung đột quân sự, bất ổn chính trị và xu hướng lên xuống của đồng USD.
Mặc dù chuyên gia Jim O’Neill dự đoán thị trường cổ phiếu sẽ tăng giá vào năm sau, song ngay cả khi dự báo này đúng thì năm 2021 vẫn hứa hẹn là một năm buồn tẻ đối với các nhà đầu tư cổ phiếu.
Tài sản vốn công nghệ
Ngân hàng Saxo Bank của Đan Mạch dự báo việc lập ra một quỹ công nghệ dân sự sẽ mang lại cho mỗi người một phần tài sản vốn công nghệ, với phần bổ sung sẽ được chuyển đến những người bị mất việc làm, mang lại cho họ lợi ích của việc tăng năng suất trong thời đại kỹ thuật số. Theo đó, chính sách “chia cổ tức dựa trên tiến bộ công nghệ” này nhằm giảm bớt khó khăn về kinh tế-xã hội của những người không thể hưởng lợi từ phát triển kinh tế trong những năm gần đây.
Saxo Bank cho rằng việc đưa vào sử dụng các hệ thống vệ tinh để phân phối Internet sẽ làm giảm giá thông tin liên lạc và tăng tốc độ trao đổi dữ liệu. Ngoài ra, cuộc cách mạng về công nghệ tài chính (fintech) và ngân hàng điện tử đã bắt đầu và sẽ tiếp tục, cho phép hàng tỷ người tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số thông qua thiết bị di động. Các dự đoán cho biết sự phát triển của máy bay không người lái sẽ cách mạng hóa việc giao hàng, giảm chi phí sinh hoạt ở xa các thành phố lớn. Công nghệ không người lái, cùng với tự động hóa, cũng sẽ được áp dụng cho nông nghiệp, làm tăng năng suất lao động.
Thay đổi trong hình thức biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế cơ bản khó có thể đảo ngược trong phát triển kinh tế thế giới, song hình thức biểu hiện của nó sẽ có sự thay đổi. Trong mấy năm qua, do kinh tế toàn cầu phát triển mất cân bằng, sự bất bình đẳng giữa các nước gia tăng, chủ nghĩa dân túy không ngừng phát triển, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, nên làn sóng "chống lại toàn cầu hóa" trên phạm vi toàn cầu dâng cao. Đại dịch Covid-19 toàn cầu lần này chắc chắn sẽ làm trầm trọng hơn sự lan truyền của làn sóng chống lại toàn cầu hóa.
Do các nước lần lượt áp dụng những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như cách ly, giám sát hải quan…, nên sự lưu chuyển con người và các yếu tố sản xuất chắc chắn sẽ bị cản trở trong ngắn hạn, điều này sẽ khiến toàn cầu hóa và mở cửa phát triển bị cản trở trong ngắn hạn. Nhận thức và cách thức ứng phó đối với dịch bệnh giữa các quốc gia không giống nhau, vấn đề dịch bệnh đã làm nảy sinh nhiều tranh cãi và mâu thuẫn. Điều này làm cho chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ phát sinh, phát triển mạnh hơn, từ đó gây nên tình trạng một số quốc gia xem "hướng nội" là lựa chọn quan trọng hàng đầu trong đối sách kinh tế.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics