Nhiều tín hiệu khả quan phát triển kinh tế năm 2021
Xuất khẩu của các DN Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tốt |
Khó dự báo chính xác
Công ty CEL vừa đưa ra kết quả khảo sát doanh nghiệp tại Việt Nam thường niên về "Kết Quả Kinh Doanh 2020 & Tầm nhìn 2021" trong lĩnh vực cung ứng cho thấy, việc dự đoán kinh tế Việt Nam vào năm 2021 là một việc khó, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Theo đó, về tiêu dùng trong nước, nhìn chung vẫn sẽ tăng trưởng, do Việt Nam đã khống chế dịch tốt, mức giải ngân đầu tư công cao, và dòng vốn FDI vẫn vào Việt Nam một cách mạnh mẽ.
Nhưng mức tăng trưởng trong năm tới của tiêu dùng cũng có nhiều trở ngại. Đầu tiên là một số lượng lớn người lao động của các ngành hàng không, khách sạn, ăn uống và đặc biệt là du lịch vẫn đang gặp khó khăn trong việc hoạt động bình thường.
Một ví dụ là nguồn thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa trong cả năm nay có thể chỉ bằng 1 quý của năm 2019 và theo Savills, số lượng phòng mới cho các khách sạn 3- 5 sao giảm 13% so với năm 2019. Sức mua của nhóm lao động này do đó sẽ giảm. Việc khách quốc tế không đến cũng sẽ làm giảm mức tiêu dùng trong nền kinh tế, cho đến khi Việt Nam mở cửa du lịch lại, đặc biệt là hai thị trường triển vọng cao là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cùng với đó lượng kiều hối cũng bị sụt giảm. Theo ước tính của World Bank, lượng kiều hối toàn thế giới có thể giảm 19.7%, xuống còn 445 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình ở Việt Nam đã có khởi sắc. Sau 8 tháng kiều hối về TPHCM giảm, sang tháng 9, lượng kiều hối đã tăng 2%, và dự đoán mức tăng cả năm là 0.82%. Nhưng Việt Nam khó lập lại mức tăng 4,4% của năm ngoái. Với những thách thức như vậy, tình hình tiêu dùng của Việt Nam sẽ khó có mức tăng bứt phá vào năm sau.
Do tình hình dịch bệnh, ngân sách của Chính Phủ cũng bị ảnh hưởng nặng. Sự giảm sút nguồn thu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chi ngân sách sang năm sau.
Nhờ khống chế dịch bệnh tốt, Việt Nam chưa phải sử dụng các gói kích thích lớn. Dù thâm hụt năm nay sẽ cao, dự đoán là lên đến 5,4% , vượt quá mức cho phép của Quốc Hội là 3% GDP hàng năm. Nhưng do nền kinh tế vẫn vận hành tốt, mức thâm hụt này không được xem là cao so với mặt bằng chung của thế giới.
Hiện nay, cung tiền trên thị trường thế giới và trong nước cao dẫn đến lãi suất thấp, trái phiếu Chính Phủ liên tục được mua cao hơn mức thầu, điều này sẽ là lợi thế cho Việt Nam còn dư địa để vay nhằm kích thích kinh tế trong các năm sau. Một thuận lợi khác khi Việt Nam áp dụng GDP tính lại, nợ công sẽ giảm từ 59,6% xuống còn 41,9%. Dự trữ ngoại hối cao và việc các ngân hàng dồi dào thanh khoản cũng sẽ là điểm tích cực để Chính Phủ hoạch định những gói kích thích hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Điểm sáng giải ngân vốn đầu tư công
Giải ngân đầu tư công cũng là một điểm sáng của năm 2020. Với việc xem đầu tư công là động lực quan trọng nhất để tăng trưởng trong năm 2020, Chính phủ đã quyết liệt cải cách dẫn đến trong năm nay giải ngân đầu tư công tăng 10% so với năm 2019. Tuy nhiên, tháng cuối năm vẫn còn đến gần 10 tỷ USD đầu tư công cần phải giải ngân, khả năng cao là một phần số đó sẽ buộc phải chuyển qua năm sau. Tình hình kinh tế năm 2021 vẫn nhiều bất trắc, do đó đầu tư công vẫn sẽ là mũi xung kích chính. Điều này đòi hỏi Chính Phủ phải tiếp tục cải cách hành chính để thúc đẩy giải ngân hiệu quả hơn ngay từ đầu năm sau.
Trong năm 2020, việc hiệp định thương mại EVFTA được thông qua đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã tìm được thêm thị phần và nâng cao giá trị ở thị trường EU. Mặc khác, sự nhạy bén của các doanh nghiệp, ví dụ trong lĩnh vực may mặc, đã tìm kiếm những mặt hàng thay thế, như khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, đã giúp cho các doanh nghiệp này tiếp tục duy trì sản xuất và xuất khẩu. Điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp này sẵn sàng nhận thêm đơn hàng từ các thị trường bị ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh như Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar … chuyển qua. Điểm sáng về FTA và ổn định sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chiếm thêm thị phần ngay cả khi tổng cầu của quốc tế chưa phục hồi về mức 2019.
Một điểm sáng liên quan đến sự ổn định và FTA của Việt Nam là sự dịch chuyển dòng vốn FDI. So với các nước trong khu vực, Việt Nam không những ổn định hơn về tính liên tục sản xuất, chúng ta còn là nước có sự ổn định chính trị. Khi các chuyến bay thương mại được nối lại, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng và giải ngân mạnh vào Việt Nam.
Tóm lại, nhóm nghiên cứu cho rằng, năm 2021 sẽ là một năm nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định trong việc tiếp tục tăng trưởng trong năm tới. 6 tháng đầu năm tới vẫn sẽ là khoảng thời gian mà thị trường nội địa, đầu tư công và xuất khẩu đóng vai trò chủ công. 6 tháng cuối năm, trong kịch bản tốt nhất, thì sự hồi phục của các nền kinh tế lớn và sự mở cửa lại các chuyến bay du lịch sẽ giúp hồi phục diễn ra mạnh mẽ hơn.
Nếu Việt Nam tiếp tục tập trung vào việc khống chế dịch bệnh, trong mọi hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và mức độ tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới. Theo khảo sát của CEL cho các nhà quản lý cấp cao vào tháng 10/2020 cho thấy, 77% nhà quản lý cho rằng tình hình kinh doanh sẽ từ cải thiện đến rất cải thiện. Chỉ 8% cho rằng tình hình kinh doanh sẽ phát triển theo chiều hướng bi quan.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics