Kinh nghiệm về tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp Nhật Bản
Doanh nghiệp tăng hạng sau gần 1 năm tham gia Chương trình tuân thủ pháp luật hải quan Tôn vinh 10 doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật về hải quan |
AEO có thể giúp doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc tạo thuận lợi thương mại. Trong ảnh: Cảng Tokyo Nhật Bản. Ảnh: S.T |
Nhật Bản đã cấp chứng nhận AEO cho hơn 700 DN
Theo ông Kazuyoshi Mizuno, Trưởng Ban Hải quan – Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), trong bối cảnh toàn cầu hóa và xuyên biên giới của nền kinh tế - xã hội, sự lưu thông hàng hóa quốc tế và giao lưu con người được mở rộng kéo theo ngày càng gia tăng nguy cơ buôn bán ma túy bất hợp pháp, hàng hóa liên quan đến khủng bố đe dọa an toàn, an ninh cuộc sống của người dân, cũng như vấn nạn buôn lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chia sẻ kinh nghiệm về tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp Nhật Bản tại Diễn đàn Hải quan – Doanh nghiệp năm 2023, tổ chức mới đây, ông Kazuyoshi Mizuno cho rằng: “Do đó, để đáp ứng nhu cầu trong nước và cộng đồng quốc tế về xuất nhập khẩu thì không chỉ cần tăng cường vai trò của cơ quan Hải quan mà còn phải có sự hợp tác của doanh nghiệp khối tư nhân. Nói cách khác là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tuân thủ pháp luật là yếu tố không thể thiếu”, ông Kazuyoshi Mizuno thông tin.
Nêu thực tế doanh nghiệp xuất khẩu đã trải qua, ông Kazuyoshi Mizuno cho biết, các vi phạm của Ủy ban Điều phối về kiểm soát xuất khẩu đa phương (COCOM) năm 1987 đã khiến Nhật Bản phải thắt chặt các quy định về giám sát, quản lý xuất nhập khẩu và tăng cường việc tuân thủ pháp luật hải quan. Đơn cử là vụ việc công ty sản xuất máy công cụ của Nhật Bản đã nộp hồ sơ giả và xuất khẩu bất hợp pháp các sản phẩm thuộc đối tượng hạn chế xuất khẩu sang các quốc gia chịu sự kiểm soát của COCOM bị phát hiện đã khiến Nhật Bản bị cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề dẫn đến làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản trên toàn thế giới.
Sau vụ việc này, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường mạnh mẽ hệ thống kiểm soát an ninh thương mại, tăng cường các biện pháp xử phạt vi phạm và yêu cầu các công ty xuất nhập khẩu phải thực hiện chương trình tuân thủ nội bộ (ICP), yêu cầu doanh nghiệp phải đẩy mạnh nỗ lực chủ động quản lý hàng hóa lưu thông đến điểm giao hàng cuối cùng.
Đặc biệt, sự kiện tiếp theo có tác động lớn đến việc kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu là nhiều vụ khủng bố xảy ra đồng thời vào tháng 9/2001 tại Hoa Kỳ. Cuộc tấn công khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than ở Hoa Kỳ đã làm hỗn loạn hoạt động hậu cần quốc tế và yêu cầu đặt ra là cần có một hệ thống đảm bảo cả an ninh hàng hóa và tạo thuận lợi cho thương mại.
Để giải quyết vấn đề này, năm 2005 Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã thông qua hệ thống AEO (Chương trình doanh nghiệp ưu tiên). Theo đó cơ quan Hải quan của mỗi quốc gia sẽ cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống quản lý an ninh và tuân thủ pháp luật, đồng thời cung cấp các lợi ích khác như đơn giản hóa thủ tục hải quan.
Hiện tại, có hơn 90 quốc gia, khu vực trên thế giới đã áp dụng hệ thống AEO. Nhật Bản cũng áp dụng hệ thống này đối với các nhà xuất khẩu bắt đầu từ tháng 3/2006 và tại thời điểm 6/2023 đã có 747 công ty được cấp chứng nhận AEO.
Ông Kazuyoshi Mizuno cho biết, một trong những lý do khiến các công ty Nhật Bản có ý thức cao trong việc tuân thủ pháp luật hải quan là họ đã tăng cường kiểm soát nội bộ sau những sự cố đã xảy ra.
Biện pháp hỗ trợ kiểm soát nội bộ của Chính phủ Nhật Bản đối với doanh nghiệp là ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức hội thảo về tuân thủ pháp luật dành cho những nhân viên phụ trách công việc ngoại thương của doanh nghiệp, tư vấn về hệ thống quy tắc hải quan trước khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan liên quan khác.
Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ thông qua các hoạt động đào tạo, phổ cập kiến thức, cấp chứng chỉ quốc gia mang tư cách chuyên gia nghiệp vụ thông quan xuất nhập khẩu. Các thủ tục ngoại thương đòi hỏi kiến thức cao, vì vậy việc hỗ trợ của nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết.
Cơ chế công nhận lẫn nhau thúc đẩy thương mại phát triển
Bên cạnh đó, ông Kazuyoshi Mizuno cũng đánh giá cao các biện pháp hỗ trợ đa dạng của Tổng cục Hải quan để doanh nghiệp trong nước tuân thủ tốt pháp luật hải quan.
“Kiểm soát an ninh thương mại sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong tương lai khi Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do và đang mở cửa ra thị trường toàn cầu. Ngoài ra, khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, các cơ sở kinh doanh mới hoạt động sôi động và cán bộ phụ trách công việc xuất nhập khẩu thay đổi nhiều thì những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như tổ chức chương trình đào tạo liên tục sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật hải quan”, ông Kazuyoshi Mizuno nhận định.
Tuy nhiên, theo Trưởng Ban Hải quan – Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, hiện mới chỉ có hơn 70 doanh nghiệp được Hải quan Việt Nam cấp chứng nhận doanh nghiệp ưu tiên (AEO). Do đó, việc làm thế nào để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp và tăng số lượng công ty được chứng nhận AEO sẽ là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
Ngoài ra, AEO có thể giúp doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc tạo thuận lợi thương mại khi cơ chế công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia được triển khai. Khi cơ chế công nhận lẫn nhau của AEO với Nhật Bản được thực hiện thì kim ngạch thương mại của các công ty Nhật Bản sẽ được thúc đẩy và tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thương mại tự do sẽ được nâng cao hơn nữa.
Tin liên quan
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK