Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu chưa có hồi kết
Tác động của khủng hoảng năng lượng đến chuyển đổi năng lượng | |
Khủng hoảng năng lượng đang dần “bào mòn” ngành công nghiệp châu Âu | |
Liên minh châu Âu công bố gói giải pháp chống khủng hoảng năng lượng |
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng tại châu Âu trong năm 2023 |
Nhiệt độ càng giảm thì nỗi lo thiếu khí đốt hoặc điện trong những tuần tới tại EU càng tăng do nhu cầu sưởi ấm không thể kiểm soát. Mùa Đông 2022-2023 trôi qua hoàn toàn không đồng nghĩa với việc khủng hoảng năng lượng cũng kết thúc. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), EU sẽ "đối mặt với khả năng thiếu hụt gần 30 tỷ m3 khí đốt tự nhiên vào năm 2023", tức là hơn 6,5% tổng lượng tiêu thụ của khối này trong năm 2021 (412 tỷ m3). Sẽ có sự chênh lệch nghiêm trọng giữa cung và cầu nếu lượng khí đốt nhập bằng đường ống từ Nga giảm xuống mức 0 vào năm 2023 và nhu cầu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc tăng trở lại như trong năm 2021.
Theo kịch bản này, châu Âu sẽ không còn có thể dựa vào nguồn cung từ Nga để bổ sung kho dự trữ trước mùa Đông cuối năm 2023 như đã làm trong năm nay bất chấp xung đột ở Ukraine. Để bù đắp thiếu hụt, các nước châu Âu đang rất nỗ lực nhập khẩu LNG bằng đường biển từ khắp nơi trên thế giới thay cho các đường ống dẫn khí đến từ Nga. EU kỳ vọng từ nay đến cuối năm 2023 sẽ mang về "khoảng 40 tỷ m3" để lấp đầy các kho cảng LNG mới xây dựng. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia trên thế giới đang tranh giành quyền tiếp cận các nguồn cung, các nhà kho hiện đại này có thể sẽ không vận hành hết công suất. Theo IEA, nguồn cung thế giới sẽ chỉ có thể bổ sung khoảng 20 tỷ m3 LNG cho thị trường châu Âu, bất chấp các dự án mới phát triển ở Mỹ hoặc Qatar.
Tuần trước, Bộ các lực lượng vũ trang Pháp cho rằng nếu nguồn cung khí đốt Nga bị cắt đứt trong một thời gian dài, "châu Âu sẽ phải đi tìm nguồn thay thế cho 40% nhu cầu vào năm 2025". Đặc biệt, châu Âu sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với châu Á để có được các tàu hàng LNG trong năm 2023. Riêng Trung Quốc đã có thể tiêu thụ phần lớn khối lượng LNG xuất khẩu vốn đã không đủ cung cấp cho châu Âu.
Cuối cùng, thời tiết cũng có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vào năm tới. Theo IEA, EU đã khá may mắn trong năm nay khi thời tiết ôn hòa suốt mùa Thu và mùa Đông cũng ấm hơn so với trung bình mọi năm. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng nhiệt độ sẽ ôn hòa trong phần còn lại của mùa Đông hoặc cho cả năm 2023. Theo IEA, nếu không có các biện pháp khẩn cấp, mức thiếu hụt vào năm 2023 cũng sẽ lên tới 60 tỷ m3 thay vì khoảng 30 tỷ m3.
IEA cho rằng muốn tránh kịch bản khủng hoảng trầm trọng, ngoài những hành động cấp bách đã thực hiện trong năm nay, EU cần bơm thêm 100 tỷ euro cho công quỹ để đẩy nhanh các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là cải tạo hoặc thay thế hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED và khuyến khích phổ biến các hệ thống bơm nhiệt để sưởi ấm các tòa nhà. Nếu năng lượng tái tạo là "câu chuyện dài hơi hơn" thì điều các nước EU cần làm ngay là tạo ra một cuộc "cách mạng hóa hành vi của người tiêu dùng" để họ tiêu dùng thông minh hơn.
Tin liên quan
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics