Khủng hoảng khan hiếm đường - thêm một mối lo ngại lớn của thế giới
Đường được bày bán trong siêu thị ở La Paz, Bolivia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá đường tăng vọt là “giọt nước tràn ly” khiến nhiều cửa hàng sản xuất bánh mỳ ở các nước phải đóng cửa vĩnh viễn, trong khi những người thợ làm bánh vốn đang phải vật lộn để tồn tại, giữa lúc chi phí nhiên liệu và bột mỳ cũng ở mức cao.
Giá đường đã tăng 55% trong hai tháng. Giá đường tăng khiến giá bánh mỳ tăng theo, đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ sụt giảm.
Đường là nguyên liệu cần thiết để làm bánh mỳ. Mặt hàng đường trên thế giới đang được giao dịch ở mức giá cao nhất kể từ năm 2011, chủ yếu do nguồn cung toàn cầu giảm sau khi thời tiết khô hạn bất thường gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ở Ấn Độ và Thái Lan, hai nước xuất khẩu đường lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
Đây là một tin xấu mới nhất cho các nước đang phát triển, vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu như gạo và lệnh cấm buôn bán lương thực đã làm tăng thêm lạm phát lương thực.
Tất cả những điều đó góp phần gây ra tình trạng mất an ninh lương thực do tác động cộng hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino, căng thẳng ở Ukraine và đồng tiền suy yếu.
Các quốc gia phương Tây giàu có hơn có thể chịu chi phí cao hơn, nhưng các nước nghèo hơn đang gặp khó khăn.
Nhà nghiên cứu thị trường hàng hóa toàn cầu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) Fabio Palmeri đang dự đoán sản lượng đường toàn cầu sẽ giảm 2% trong niên vụ 2023-2024, dẫn đến mức sụt giảm khoảng 3,5 triệu tấn.
Bên cạnh đó, đường được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học như ethanol, do đó trữ lượng đường toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Brazil là nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, nhưng vụ thu hoạch đường của nước này sẽ chỉ giúp lấp khoảng trống vào cuối năm 2024.
Cho đến lúc đó, những nước phụ thuộc vào nhập khẩu, giống như hầu hết các nước ở châu Phi phía Nam Sahara, vẫn dễ bị tổn thương. Chẳng hạn như Nigeria nhập khẩu 98% lượng đường thô từ các nước khác. Trong năm 2021, nước này đã cấm nhập khẩu đường tinh luyện và công bố một dự án trị giá 73 triệu USD để mở rộng cơ sở hạ tầng ngành sản xuất đường.
Nhưng đó là những chiến lược dài hạn. Những thương nhân ở thủ đô Abuja như Abba Usman hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Túi đường nặng 50kg mà anh Usman mua cách đây một tuần với giá 66 USD, nhưng giờ có giá tới 81 USD. Khi giá đường tăng, số lượng khách hàng của anh ngày càng giảm. Nguyên nhân một phần do hiện tượng thời tiết El Nino gây ra các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, từ hạn hán đến lũ lụt. Các nhà khoa học tin rằng biến đổi khí hậu đang làm El Nino mạnh hơn. Ấn Độ đã trải qua tháng Tám khô hạn nhất trong hơn một thế kỷ và tại bang Maharashtra, nơi chiếm hơn 30% sản lượng mía của nước này, cây mía bị còi cọc trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Đường được bày bán tại siêu thị ở Côte d’Ivoire. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, sản lượng đường của nước này có thể giảm 8% trong năm nay. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng là nước tiêu thụ đường lớn nhất và hiện đang hạn chế xuất khẩu đường.
Lãnh đạo Hiệp hội những người trồng mía Thái Lan, ông Naradhip Anantasuk, cho biết ảnh hưởng của El Nino vào đầu vụ trồng trọt đã làm thay đổi không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng vụ thu hoạch mía tại quốc gia Đông Nam Á này. Ông Anantasuk dự đoán chỉ có 76 triệu tấn mía được ép trong vụ thu hoạch năm 2024, so với 93 triệu tấn năm nay.
Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán sản lượng đường ở Thái Lan sẽ giảm 15% trong tháng 10/2023.
Nhà phân tích Kelly Goughary tại công ty dữ liệu nông nghiệp Gro Intelligence (Mỹ) đánh giá trong thời gian tới, vụ thu hoạch của Brazil được dự báo sẽ tăng 20% so với năm 2022. Nhưng do quốc gia này nằm ở Nam Bán cầu nên nguồn cung toàn cầu sẽ chưa tăng cho đến tháng 3/2024. Theo USDA, thời tiết thuận lợi vào đầu năm nay ở Brazil cùng với sự gia tăng diện tích trồng mía là nguyên nhân hỗ trợ nguồn cung đường. Nhà nghiên cứu Palmeri của FAO nhận định vài tháng tới là đáng lo ngại nhất. Ông cho biết tình trạng gia tăng dân số và mức tiêu thụ đường theo chiều hướng đi lên sẽ gây căng thẳng thêm cho dự trữ đường.
Công nhân đóng gói đường tại một nhà kho ở Islamabad, Pakistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo dữ liệu từ USDA, thế giới hiện có ít hơn 68 ngày dự trữ đường để đáp ứng nhu cầu, so với 106 ngày khi lượng đường này bắt đầu giảm vào năm 2020.
USDA cho hay Indonesia, nước nhập khẩu đường lớn nhất trong năm 2022, đã buộc phải "xả kho" lượng đường trong các kho dự trữ để ổn định giá đường trong nước lần đầu tiên sau 6 năm. Nhà kinh tế học El Mamoun Amrouk của FAO phân tích rằng đối với một số quốc gia, việc nhập khẩu đường đắt hơn sẽ tiêu tốn lượng ngoại tệ dự trữ như USD và euro, vốn cần thiết để thanh toán cho dầu và các mặt hàng quan trọng khác. Trong đó có Kenya, nước từng tự cung tự cấp về đường, giờ đây phải nhập khẩu 200.000 tấn mỗi năm. Năm 2021, Chính phủ Kenya hạn chế nhập khẩu đường để bảo vệ nông dân địa phương khỏi cạnh tranh từ nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó Chính phủ Kenya buộc phải thay đổi quyết định này do sản lượng thu hoạch giảm và quản lý yếu kém./.
Tin liên quan

Quảng Trị: Phát hiện 2 phương tiện vận chuyển 8 tấn đường nhập lậu
10:42 | 18/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích
10:43 | 18/10/2024 Đối thoại

7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

(INFOGRAPHICS): Ông Nguyễn Thanh Sang làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XX

Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?

Hải quan Hòn Gai duy trì kết nối hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan chỉ ra loạt thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế

(INFORGRAPHICS): Ông Trần Mạnh Hùng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực IV

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử
13:57 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Hải quan Hòn Gai duy trì kết nối hỗ trợ doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Ông Trần Mạnh Hùng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực IV

Hải quan khu vực VI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh DDCI

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Hải quan khu vực XVI tiếp nhận 4 đơn vị ở địa bàn Tuyên Quang

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?

Đổi mới toàn diện phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

Chính sách thuế đối với cơ sở giáo dục công lập

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản
