Không thể tái cơ cấu chi ngân sách nếu…
Chẳng hạn, quy mô chi NSNN giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 29,8% GDP, tăng trên 20%/năm; giai đoạn 2011-2015, bình quân ở mức 29,4% GDP. NSNN kết hợp với thu hút các nguồn vốn khác đã góp phần phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là nền tảng cho phát triển kinh tế và giải quyết đói nghèo, thực hiện các mục tiêu tiến bộ, công bằng.
Phân tích sâu hơn lại thấy, quy mô chi ngân sách hàng năm, đặc biệt là chi đầu tư nguồn NSNN được điều chỉnh linh hoạt theo các mục tiêu, yêu cầu quản lý vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Ví dụ: Giai đoạn 2011 - 2015, chúng ta chủ trương, định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tăng chi con người, chi phát triển lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường... Bởi vậy, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bố trí trong dự toán chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015 giảm, bình quân khoảng 18% tổng dự toán chi NSNN, thấp hơn so với 24,4% của giai đoạn 2006 – 2010. Trong khi đó, tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, nhằm tăng chi phát triển con người, nhất là phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Bước sang giai đoạn 2016-2018, với chủ trương cơ cấu lại ngân sách, tăng hợp lý chi đầu tư, Bộ Tài chính đã thực hiện tái cấu trúc một bước chi ngân sách, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển (dự toán đã tăng trên 26%, thực hiện đạt khoảng 27 - 28%), giảm tỷ trọng chi thường xuyên (dự toán khoảng 64%, thực hiện đạt 62 - 63%); thực hiện cải cách tiền lương hàng năm tăng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm các nhiệm vụ chi quốc phòng - an ninh, các chính sách an sinh xã hội...
Nhiệm vụ tăng chi đầu tư, giảm chi thường xuyên vẫn sẽ được tiếp tục từ nay đến hết năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều năm liên tục tiết kiệm chi thường xuyên, câu chuyện tiếp tục giảm có dễ?
Đề cập vấn đề này trên nghị trường những ngày vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định lời giải cho câu hỏi trên nằm ở tổ chức bộ máy và đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực sự nghiệp, nhất là y tế, giáo dục.
"Chúng tôi đã rất vất vả mới tham mưu cho Chính phủ ban hành được Nghị định 16 về đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng đến nay, mới có 2 trong 8 Nghị định "con" cần thiết được ban hành (Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ-PV). Bộ Y tế cũng đang phối hợp thực hiện tốt. Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề thì quá trì trệ" - Bộ trưởng trải lòng trước các đại biểu Quốc hội. Ông cũng cho rằng: “Không thể cơ cấu lại ngân sách nếu các địa phương, các ngành, các cấp không cơ cấu lại. Chúng ta đã đi đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra, song cần phải có sự ra tay thực sự của các cấp, các ngành”.
Như vậy, có thể nói, dư địa của việc tái cơ cấu NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng không phải ít song lại “nằm” ở quyết tâm chính trị và ý chí chỉ đạo, thực hiện của chính những người đang “cầm tiền trong tay”.
Tin liên quan
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đã vượt dự toán
08:06 | 07/12/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Tin mới
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics