Khối ngoại bán ròng mạnh có đáng ngại?
Ảnh: ST |
Khối ngoại liên tục bán ròng
Trong tháng 1/2021, khối ngoại bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó, riêng trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng. Tuy trong tuần đầu tiên của năm mới Tân Sửu, nhà đầu tư ngoại mua ròng 1.270 tỷ đồng, song sau đó, xu hướng bán ròng quay trở lại gần như liên tục cho đến thời điểm này. Đặc biệt, một số phiên giao dịch nhà đầu tư ngoại đã bán ròng tới 1.300 tỷ đồng như phiên giao dịch ngày 8/3, khối ngoại bán ròng gần 1.300 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trước đó, phiên giao dịch ngày 5/3, khối ngoại khá tiêu cực khi họ tiếp tục bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong phiên giao dịch 9/3, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng. Tình chung từ phiên giao dịch sau tết Nguyên đán đến hết phiên giao dịch ngày 12/3, khối ngoại đã bán ròng hơn 8.100 tỷ đồng.
Nhận định về nguyên nhân của việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng với khối lượng lớn trong thời gian gần đây, chuyên gia tài chính chứng khoán Phan Linh cho rằng, nguyên nhân của động thái này là do lo ngại lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đang có xu hướng tăng. Điều này trước hết ảnh hưởng đến lạm phát, hai là khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên thì mặt bằng lãi suất sau đó sẽ có xu hướng tăng. “Các quỹ đầu tư lớn, các quỹ đầu tư đa quốc gia nhận thấy, sau một chu kỳ tăng mạnh và nhanh của thị trường chứng khoán, cùng với dấu hiệu của việc lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng thì họ sẽ phải hạ bớt tỷ trọng đầu tư ở một số thị trường có tăng trưởng nhanh, trong đó có Việt Nam”, ông Phan Linh nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Phan Linh, xu hướng bán ròng của khối ngoại là đáng quan sát trong thời gian tới và không thể chủ quan vì thông thường quỹ ngoại có bước đi tương đối xa, do đó phải lưu ý những động thái của họ. Nhưng việc bán ròng của khối ngoại không phải là chỉ báo tiên quyết ảnh hưởng tới thị trường, vì trong quá khứ, khối ngoại đã có lúc bán ròng mạnh như thời điểm tháng 4/2020, nhưng nhà đầu tư trong nước mua ròng và cuối cùng nhà đầu tư trong nước lại chiến thắng.
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCSI), sau tết Nguyên đán, xu hướng của lợi suất trái phiếu dài hạn ở ở các thị trường quốc tế như Mỹ, châu  tăng, điều này làm ảnh hưởng đến dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán. Khối ngoại không chỉ bán ròng ở thị trường Việt Nam mà bán ròng trên thị trường quốc tế. Thị trường châu Á, châu Âu hay thị trường Mỹ đều bị bán ròng, bởi đây là sự dịch chuyển của dòng tiền khi lãi suất tăng lên. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Đỗ Bảo Ngọc, đây là sự dịch chuyển ngắn hạn của dòng tiền.
Thị trường ít bị ảnh hưởng?
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho biết, gần như cả năm 2020, đặc biệt là từ tháng 5/2020 đến nay, tổng giao dịch của khối ngoại hàng ngày chiếm tỷ trọng khá nhỏ, khoảng dưới 10% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường, do đó ảnh hưởng của việc khối ngoại bán ròng đến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm đi rất nhiều. Thậm chí, cả năm 2020, khối ngoại bán ròng, nhưng dòng tiền nội lại mua ròng khá tốt, việc thị trường tăng trưởng lên 1.200 điểm hiện nay chủ yếu do dòng tiền nội. Do đó, mặc dù khối ngoại bán ròng liên tục song xu hướng chung không ảnh hưởng tới thị trường do tổng giá trị giao dịch của khối ngoại chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2020 cũng như thời điểm này, dòng tiền nội vẫn là dòng tiền chủ đạo giúp cho thị trường tăng hay giảm.
Dự báo về việc dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2021, ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, việc mua ròng hay bán ròng của khối ngoại rất khó để định hướng nhưng nhìn về dài hạn, Việt Nam có nhiều yếu tố để hút dòng vốn ngoại trở lại. Có thể họ bán ròng trong ngắn hạn vì các yếu tố liên quan đến chi phi vốn, dòng tiền, tuy nhiên, để đầu tư tại Việt Nam họ sẽ phải nhìn vào yếu tố dài hạn. “Việt Nam được cho là nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất tại khu vực châu Á trong 5-10 năm tới, là nước rất tích cực tham gia các Hiệp định Thương mại tự do để thúc đẩy sự thu hút nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Việt Nam cũng là nước năng động và có tỷ lệ sử dụng internet cao, người dân có tăng trưởng trong thu nhập và tiêu dùng lớn, do đó đây là nơi hấp dẫn để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Riêng với thị trường chứng khoán, Việt Nam mới sửa Luật Chứng khoán và Luật có hiệu lực từ năm 2021, do đó sẽ hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa”, ông Đỗ Bảo Ngọc nói.
Liên quan tới triển vọng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán năm 2021, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) trước đó dự báo trong năm 2021, dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại thị trường khi Luật Chứng khoán mới được áp dụng cũng như kinh tế tiếp tục được hồi phục. Dự báo về thị trường chứng khoán năm 2021, BSC cho rằng, đà tăng điểm của thị trường sẽ phụ thuộc vào độ bền dòng tiền nhà đầu tư trong nước và kỳ vọng dòng tiền ngoại quay lại khu vực mới nổi và cận biên. “Khối ngoại sẽ quay lại mua ròng, dự báo ở mức 500 triệu USD do kỳ vọng các thương vụ M&A từ khối ngân hàng niêm yết và dòng tiền ngoại quay lại khu vực mới nổi và thị trường biên”, BSC dự báo.
Tin liên quan
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia SSI: Khối ngoại bán ròng tác động không lớn đến TTCK về mặt điểm số
16:12 | 15/12/2023 Chứng khoán
Vì sao khối ngoại đột ngột đảo chiều bán ròng?
16:08 | 07/03/2023 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK