Hụt thu vì Covid-19, lo nợ xấu “phình to" từ tín dụng BOT
"Tiền trảm hậu tấu": Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại các dự án BOT, BT | |
Thu phí tự động không dừng: Cần thay đổi thói quen của người dân | |
Nợ xấu còn tiềm ẩn, lo cho tín dụng BOT |
Nhiều dự án BOT giao thông có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến. Ảnh minh họa: ST. |
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 28/7, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ đạt 3,45% so với cuối năm 2019, cao hơn 0,2% so với cuối tháng 6 và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (7,13%), chạm đáy 7 năm gần đây.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng đã tăng lên so với hồi cuối năm 2019, nguyên nhân là do người dân, doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khiến việc trả nợ khó khăn hơn.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, khối lượng nợ xấu ngân hàng vẫn còn nhiều khả năng "phình to", nhất là khi Thông tư 01 của NHNN cho phép tổ chức tín dụng được cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trong báo cáo gửi Quốc hội của NHNN hồi tháng 5/2020, cơ quan này cho biết, nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt, đối với cho vay các dự án BOT giao thông, NHNN cho biết hiện có khoảng 49 dự án BOT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng trên 64 nghìn tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và việc thực hiện Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Tại buổi họp báo Chính phủ ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho hay, ngành GTVT có 61 dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã đưa vào khai thác, còn 1 dự án đang đầu tư xây dựng. Qua theo dõi, nhiều hợp đồng có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến.
Nguyên nhân, theo ông Đông, thứ nhất là do định hướng chung về ổn định giá, giảm giá vé xe vận tải, xe tải, nhóm 4, 5. Thứ hai là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên lưu lượng giao thông giảm. Thứ ba là chưa thực hiện điều khoản trợ giá cho các nhà đầu tư, cần có thời gian nhất định để tăng trưởng mức thu…
Vì thế, hiện nay, nhiều nhà đầu tư BOT phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, các nguyên nhân nêu trên có cả khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan là do quá trình lập dự án, phương án tài chính... Vì thế, Bộ GTVT đã đề nghị tháo gỡ các nguyên nhân khách quan, nhưng nếu không cho tăng phí thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn, nên cần có lộ trình trong việc giảm chi phí vận tải…
Cũng liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn về nợ vay cho các doanh nghiệp BOT, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho biết, Thông tư 01 đã tạo điều kiện giãn nợ, gia hạn nợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có các doanh nghiệp làm BOT gặp khó khăn khi trả nợ cũ, có điều kiện tiếp cận vốn tốt hơn.
Cùng với những giải pháp trên, phía NHNN cũng đã có đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành Ngân hàng, giúp huy động mọi nguồn lực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký, tập trung xử lý các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng để minh bạch hóa và kiểm soát nguồn thu…
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics