"Tiền trảm hậu tấu": Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại các dự án BOT, BT
Nợ xấu còn tiềm ẩn, lo cho tín dụng BOT | |
Đề xuất tăng phí BOT: Chọn “cứu” doanh nghiệp vận tải hay nhà đầu tư BOT? |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Lập dự án trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương
Theo báo cáo vừa được hoàn tất của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán 9 dự án BOT trong năm 2019 cho thấy, Bộ Giao thông vận tải cho phép lập dự án BOT trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án; không thực hiện quy trình lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án BOT; phê duyệt dự án trước khi có Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bên cạnh đó, Bộ này cũng không công bố danh mục dự án, không tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư và hầu hết chỉ định nhà thầu thi công.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước phát hiện có dự án sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục không thuộc dự án, đó là Dự án BOT An Sương - An Lạc.
Dự án này sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục cầu Tân Kỳ Tân Quý không thuộc trên tuyến đường dự án với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng (đến 31/12/2018, chi phí đầu tư đã thanh toán cho hạng mục này 91 tỷ đồng, tổng vốn thanh toán 103 tỷ đồng).
Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, công tác nghiệm thu, thanh toán tại các dự án BOT còn sai sót. Kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2019 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 665,8 tỷ đồng, gồm: Sai khối lượng 74 tỷ đồng, sai đơn giá 186 tỷ đồng, sai khác 404 tỷ đồng.
Cuối cùng, kết quả kiểm toán kiến nghị xử lý 925 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý lớn; giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/9 dự án 56,4 năm so với phương án ban đầu.
Thi công rồi mới chỉ định nhà đầu tư
Ngoài các dự án BOT, với các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng-Chuyển giao (BT), kết quả kiểm toán 29 dự án BT tại các địa phương, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều sai sót.
Hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư; có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án. Các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư, như Bắc Ninh có tới 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất.
Tại Hà Nội, hầu hết các dự án xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai.
Cụ thể, Dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên giảm dự toán 69 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm tới 754 tỷ đồng; còn dự án xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A giảm tới 251 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung không đúng quy định và còn sai sót. Điển hình là, Dự án xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ. Dự án này có tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng chưa đúng 226 tỷ đồng, trong đó có lý do tính sai thời điểm giá gốc của chi phí bù giá nguyên, nhiên, vật liệu; sai đơn giá quyết toán của khối lượng hoàn thành...
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, có địa phương phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT. Trường hợp Thanh Hóa là ví dụ. Địa phương này phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT tới 875 tỷ đồng. Đến thời điểm kiểm toán, nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất theo diện tích đất giao thực tế vượt giá trị dự án BT tới 735 tỷ đồng.
Cùng với đó, có địa phương ký hợp đồng chưa đúng quy định, không đảm bảo nguyên tắc ngang giá.
Tại tỉnh Khánh Hòa, Dự án hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, quyết định dự kiến giao quỹ đất thanh toán hoàn vốn cho nhà đầu tư với giá trị 1.100 tỷ đồng (tính theo đơn giá 459.000 đồng/m2) để thanh toán cho hợp đồng BT với giá trị 312 tỷ đồng là chưa đảm bảo nguyên tắc ngang giá theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ: Tại nhiều địa phương, việc giao đất cho nhà đầu tư thanh toán dự án BT khi đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính; giao đất thanh toán cho dự án BT chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất trước khi dự án BT hoàn thành không đúng quy định và giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng không qua đấu giá theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Kết quả kiểm toán 29 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý lớn (chiếm 25%) so với giá trị được kiểm toán.
Tin liên quan
41 dự án BOT sẽ tăng giá vé từ ngày 29/12
15:43 | 26/12/2023 Sự kiện - Vấn đề
Nợ xấu tín dụng dự án BT, BOT giao thông chiếm 3,83% tổng dư nợ
08:46 | 07/11/2023 Kinh tế
TPHCM ưu tiên triển khai 5 dự án giao thông với tổng vốn hơn 40.000 tỷ đồng
15:32 | 19/09/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics