Hải quan xanh: Góp phần "xanh hóa" hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường
Hải quan Hải Phòng: Tích cực tham gia xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh | |
Ngành Hải quan nỗ lực tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại | |
Hải quan Singapore hỗ trợ sử dụng công nghệ xanh |
Lô hàng ngà voi do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ tháng 1/2019. Ảnh: T.Bình |
Hướng dẫn thực hiện Hải quan xanh
Các Hiệp định đa phương về môi trường liên quan đến sáng kiến Hải quan xanh: - Công ước Basel về về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng - Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học đối với Công ước về đa dạng sinh học - Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và tiêu hủy chúng (CWC) - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) - Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn - Công ước Rotterdam về thủ tục đồng ý được thông báo trước đối với một số hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế - Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. |
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã hướng dẫn thực hiện Hải quan xanh đối với lực lượng Hải quan nơi tuyến đầu tạo thuận lợi và giám sát thương mại quốc tế. Liên hợp quốc mong muốn lực lượng Hải quan tối đa hóa lợi ích mà xã hội có thể thu được từ hoạt động thương mại này, đồng thời hạn chế những rủi ro và mối đe dọa mà thương mại đó có thể gây ra như buôn lậu và các hoạt động tội phạm.
Trong đó, một số chất và hàng hóa vận chuyển qua biên giới được coi là “nhạy cảm với môi trường” đối với sức khỏe con người hoặc hệ sinh thái vì các đặc tính nguy hiểm cố hữu của chúng, khả năng sử dụng sai mục đích hoặc tác động tiêu cực của chúng đối với đa dạng sinh học hoặc các loài.
Những mặt hàng đó bao gồm các hóa chất bị cấm hoặc hạn chế; chất thải nguy hại và độc hại; các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng; các sinh vật biến đổi gen.
Nhiều mặt hàng trong số này được kiểm soát theo các Hiệp định môi trường đa phương (MEA) hoặc các hiệp ước như Công ước về Vũ khí hóa học. Theo đó, các hoạt động giám sát và kiểm soát hiệu quả sự di chuyển xuyên biên giới của các chất và hàng hóa, đó là một thành phần quan trọng của bảo vệ môi trường và trong nhiều trường hợp là an ninh quốc gia.
Việc tăng cường năng lực cho lực lượng Hải quan được khởi xướng theo Công ước CITES và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Vì vậy, lực lượng Hải quan giờ đây không chỉ quản lý trong lĩnh vực thương mại, mà còn là người bảo vệ môi trường và góp phần vào việc “xanh hóa” hoạt động thương mại.
Nhiều hình thức nghiên cứu và học tập
Hiệp định môi trường đa phương (MEA) điều chỉnh quá trình vận chuyển qua biên giới đối với một số mặt hàng, chất và các loài hoang dã là để bảo tồn và bảo vệ môi trường khỏi những tác động bất lợi do các hoạt động của con người hoặc giảm thiểu tác động của chúng.
Khi các quốc gia thực hiện ký kết các bước pháp lý để chính thức đồng ý bị ràng buộc bởi MEA, đặc biệt là các điều khoản thương mại quốc tế, sẽ cam kết và hạn chế hoặc cấm sử dụng, buôn bán một số chất hoặc vật phẩm thông qua việc ban hành các quy định pháp luật. Khi đó lực lượng Hải quan thông qua các quy định của luật pháp và các điều ước ký kết liên quan để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiểm soát các hàng hóa có khả năng ảnh hưởng đến môi trường thông qua việc ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp các hóa chất, chất thải, sản phẩm và mẫu vật động vật hoang dã.
Để triển khai tốt nội dung Hải quan xanh, cơ quan Hải quan và công chức Hải quan phải tìm hiểu về hướng dẫn Hải quan xanh và chia sẻ với đồng nghiệp thông qua tài liệu, các bài giảng, khóa học về Hải quan xanh và nội dung của các công ước quốc tế; tổ chức nghiên cứu và học tập về các hiệp định đa phương về môi trường và các quy định pháp luật liên quan thông qua các trang web và tài liệu liên quan
Bên cạnh đó, theo dõi việc thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường của quốc gia và về cách xác định các bên liên quan chính ở mỗi quốc gia. Văn phòng quốc gia hoặc cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện MEA ở mỗi quốc gia có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về các biện pháp thực hiện.
Hơn nữa, các trang web của MEA được cập nhật thường xuyên những thông tin mới nhất về trạng thái phê chuẩn mới nhất, các công cụ đào tạo mới và các sửa đổi đối với các thỏa thuận. Đồng thời, trang web của Green Customs (http://www.greencustoms.org) cũng cung cấp thông tin về các sự kiện và diễn biến liên quan.
Cơ quan Hải quan đã thiết lập mối liên hệ với các cơ quan MEA quốc gia và các bên liên quan khác có thể được yêu cầu tham gia vào các cuộc tham vấn quốc gia trong quá trình xây dựng luật và quy định liên quan đến việc thực hiện MEA và thu thập dữ liệu. Việc đưa ra quan điểm của cơ quan Hải quan sẽ giúp đảm bảo rằng các quy trình và thủ tục mới tạo thuận lợi cho công việc của cơ quan Hải quan.
Tin liên quan
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo (CV5328)
13:42 | 31/10/2024 Thông báo
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo (CV4773)
13:43 | 31/10/2024 Thông báo
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 (CV 5378)
10:00 | 28/10/2024 Thông báo
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK