Hải quan hướng tới ứng dụng công nghệ phân tích hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
Ứng dụng công nghệ thông tin trong 100% hoạt động thống kê hải quan | |
Tổng cục Hải quan triển khai hàng loạt ứng dụng công nghệ thông tin |
Ảnh: ST |
Mặc dù đang phải đối mặt với áp lực lớn và ngày càng gia tăng trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ, môi trường pháp lý thay đổi và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, trong đó có ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng các cơ quan Hải quan cũng đã tăng cường ứng dụng công cụ kỹ thuật số nhằm phát hiện, theo dõi hàng hóa nghi vấn trước, trong và sau thông quan.
Theo đó, việc triển khai công nghệ phân tích hiện đại và học máy đã giúp cơ quan Hải quan nhanh chóng phát hiện gian lận, giảm thiểu tối đa tình trạng thất thu ngân sách và nâng cao tính minh bạch trong báo cáo số liệu.
Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro mới
Hải quan các nước đang phải xử lý khối lượng lớn công việc, có xu hướng ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng kim ngạch thương mại điện tử xuyên biên giới ước tính sẽ tăng từ 300 tỷ USD năm 2020 lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với số lượng tờ khai sẽ gia tăng và khiến cơ quan Hải quan phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro chưa từng có về an ninh và số thu.
Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều DN phải rà soát lại chuỗi cung ứng và địa điểm kinh doanh. Sự xung đột thương mại toàn cầu gia tăng khiến các tranh chấp thương mại ngày càng leo thang. Do đó, các cơ quan Hải quan xác định việc xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro mới là một nhiệm vụ trọng tâm.
Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ phân tích hiện đại đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả ngày càng cao. Học máy có thể được sử dụng để đào tạo máy móc thực hiện các công việc như sàng lọc khối lượng lớn dữ liệu nhằm phát hiện điểm nghi vấn, bất thường, trong đó có nguy cơ gian lận, điều này thực sự cần thiết đối với các cơ quan Hải quan. |
Bên cạnh đó, vẫn còn có một số cơ quan Hải quan chưa thực hiện cải cách kịp thời trong quản lý rủi ro. Ví dụ như, trước đây một cơ quan Hải quan hàng đầu thế giới chỉ sử dụng một công cụ quản lý rủi ro duy nhất là nhập dữ liệu bằng phương thức thủ công để xác định các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động nhập khẩu. Với phương thức quản lý rủi ro như vậy, họ đã phải lưu trữ khối lượng lớn hồ sơ trong nhiều năm. Nhưng khi thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên bằng phương pháp quản lý rủi ro hiện đại, cơ quan này phát hiện số lượng vi phạm cao hơn gấp 20 lần.
Đồng thời, phương thức quản lý rủi ro trước đây cũng có nhiều điểm hạn chế trong quản lý số thu ngân sách. Thay vì cập nhật những thông tin mới thì cơ quan Hải quan này căn cứ vào kết quả hoạt động từ những năm trước để xây dựng mục tiêu thu ngân sách cho những năm tiếp theo. Theo đó, số thu ngân sách chưa tương xứng với tiềm năng và khiến gia tăng hoạt động kiểm tra, tạo gánh nặng cho cơ quan Hải quan.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ phân tích hiện đại
Đối với Hải quan, công nghệ phân tích hiện đại được áp dụng trong suốt quy trình xuất nhập khẩu từ khâu trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan.
Cụ thể, giai đoạn trước thông quan: công nghệ phân tích hiện đại giúp Hải quan có được thông tin về DN xuất nhập khẩu từ sớm. Việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số như Microsoft Power BI và Tableau cho phép các cơ quan Hải quan truy cập dữ liệu khai báo đối với tất cả các lô hàng xuất nhập khẩu. Công nghệ phân tích giúp phát hiện những DN có nguy cơ gian lận thương mại bằng cách tổng hợp lịch sử dữ liệu hoặc thông tin từ hệ thống chuỗi cung ứng thương mại của DN XNK như hệ thống quản lý vận tải và hệ thống sản xuất hàng hóa.
Ngoài ra, các công cụ kỹ thuật hiện đại như xử lý ngôn ngữ có thể giúp Hải quan rà soát lượng lớn dữ liệu trên các tờ khai hải quan, phát hiện các dấu hiệu bất thường, sai phạm, từ đó nhanh chóng xác định các hành vi gian lận thương mại. Các sai phạm trong khai báo Hải quan dẫn đến gian lận thương mại này sẽ được gắn cảnh báo, từ đó giúp DN giảm thiểu sai sót khi kê khai hải quan, xác định chính xác mã hàng hóa XNK.
Giai đoạn trong thông quan: Đối với giai đoạn trong thông quan: việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại trong quá trình kiểm tra đã giúp đánh giá vai trò của nhân viên Hải quan trong việc xác định mã số và trị giá hàng hóa, nâng cao hiệu suất thực thi hoạt động trong các lĩnh vực như: sắp xếp nhân sự và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên Hải quan. Cụ thể là, các công nghệ phân tích hiện đại giúp công chức Hải quan xác định chính xác các lô hàng có dấu hiệu nghi vấn dựa trên các lịch sử dữ liệu và dữ liệu từ các hệ thống cảnh báo sớm để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngoài ra, các công nghệ phân tích hiện đại còn là một công cụ hữu ích để hoạch định chiến lược nhân sự đáp ứng được nhu cầu công việc.
Đối với giai đoạn sau thông quan: Công nghệ phân tích hiện đại được sử dụng để xác định và chống thất thu ngân sách. Nghiên cứu của một quốc gia trong nhóm G-20 đã cho thấy các lợi thế tiềm năng mà công nghệ phân tích mang lại.
Trước đây cơ quan Hải quan của quốc gia này đã tìm cách nâng cao quản lý rủi ro và quản lý số thu bằng cách tăng cường chức năng kiểm tra và thành lập một đội kiểm tra chiến lược gồm 200 kiểm tra viên thực hiện khoảng 2.000 cuộc kiểm tra sau thông quan mỗi năm. Sau khi tiến hành kiểm tra lực lượng Hải quan đã phát hiện nhiều sai phạm của các DN.
Tuy nhiên, cơ quan Hải quan này nhận thấy rằng tỉ lệ phát hiện vi phạm còn rất thấp nên đã tăng cường quản lý rủi ro trọng điểm bằng việc xây dựng hai mô hình học máy sử dụng công nghệ phân tích hiện đại. Thứ nhất là quản lý rủi ro bằng mô hình học máy “có giám sát” sử dụng các dữ liệu kiểm tra trước đó để lựa chọn và phân loại các DN không tuân thủ pháp luật và các DN tuân thủ tốt. Thứ hai là mô hình quản lý rủi ro bằng học máy “không có giám sát” với công nghệ hiện đại hơn giúp cơ quan Hải quan phát hiện ra nhiều DN không tuân thủ hơn so với trước đây.
Kết quả là, sau khi thực hiện các mô hình quản lý rủi ro bằng học máy sử dụng công nghệ phân tích hiện đại, tỷ lệ phát hiện vi phạm đã tăng gấp đôi từ 30% lên 60% và hiệu quả thực thi của cơ quan Hải quan tăng 75%. Theo đó, sau mỗi đợt kiểm tra sau thông quan hàng năm, Hải quan tăng thu gấp 15 lần.
Các cơ quan Hải quan đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ phân tích hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ. Tổ chức Hải quan thế giới cam kết thực hiện ứng dụng công nghệ phân tích tiên tiến trong hoạt động hải quan.
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thông báo
15:37 | 19/12/2024 Thông báo
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics