Habeco chuẩn bị thay Chủ tịch HĐQT
Được biết người được giới thiệu cho vị trí Chủ tịch Habeco và cũng đã được Bộ Công Thương chấp thuận là ông Trần Đình Thanh, sinh ngày 16/4/1969 và hiện là Thành viên Hội đồng Thành viên và là Phó tổng giám đốc của Habeco. Ông Thanh là Tiến sĩ Hoá học, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Trao đổi với Tiền Phong, Chủ tịch Habeco, ông Đỗ Xuân Hạ xác nhận thông tin trên và cho hay mọi việc đã xong. Được biết lý do thay Chủ tịch Habeco do ông Hạ dù còn hai năm công tác nhưng theo quy định, ông vẫn còn thiếu vài tháng, chưa đủ 40 tháng theo quy định để tiếp tục nhiệm kỳ Chủ tịch Habeco thứ hai. Ông Hạ cũng cho biết, sẽ xin nghỉ hưu sớm và bàn giao quyền đại diện vốn nhà nước cho người kế nhiệm tại đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 6 tới.
Ông Thanh từng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau tại Habeco. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, ông Thanh là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Quảng Ninh. Từ năm 2015 đến nay, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Bia Hà Nội. Từ ngày 1/5/2013 đến nay, ông là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Cũng từ năm 2013 đến nay, ông là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng...
Cách đây ít ngày, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của Tổng công ty CP Bia, Rượu, Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Bộ Công Thương đã có quyết định giao ông Ngô Quế Lâm, Phó tổng giám đốc thực hiện chức trách, nhiệm vụ tổng giám đốc của Habeco từ ngày 21/5/2018 đến khi bổ nhiệm tổng giám đốc chính thức.
Việc giao ông Ngô Quế Lâm làm Tổng giám đốc Habeco nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổng công ty cho đến thời điểm tổ chức Đại hội cổ đông năm 2018 và được Hội đồng quản trị Habeco nhiệm kỳ 2018-2023 bổ nhiệm làm Tổng giám đốc chính thức.
Vị trí Tổng giám đốc Habeco trước đây do ông Nguyễn Hồng Linh, đại diện vốn Nhà nước nắm giữ với thời hạn bổ nhiệm 5 năm, tính từ ngày 21/5/2013. Tuy nhiên, tại thời điểm ngày 30/8/2017, HĐQT Habeco đã ra Nghị quyết về việc tạm dừng quyền điều hành của Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Linh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco thời gian gần đây gây nhiều chú ý của dư luận, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị thoái vốn Nhà nước tại tổng công ty bia rượu lớn thứ hai Việt Nam này. Thị phần và sản lượng của Habeco cũng liên tục tục giảm qua các năm do chịu sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ như Sabeco, Tiger.
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước mới đây cũng cho thấy nhiều vấn đề trong quản trị cũng như điều hành tại tổng công ty này. Cụ thể, qua kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Công ty mẹ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), KTNN phát hiện Công ty mẹ Habeco có số dư tiền gửi ngân hàng lớn nhưng chưa có văn bản đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng, tham khảo lãi suất cạnh tranh để lựa chọn ngân hàng gửi tiền mà gửi tiền trên cơ sở 1 bản chào lãi suất của ngân hàng đáo hạn hoặc ngân hàng gửi mới trong năm.
Năm 2016, Habeco có các khoản phải thu khác chưa được đối chiếu với giá trị hơn 43 tỷ đồng, chiếm 49,1% giá trị các khoản phải thu khác; các khoản trả trước cho người bán chưa được đối chiếu có giá trị 56 tỷ đồng, chiếm 65,5% giá trị trả trước cho người bán. Có 2 khoản nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ của Công ty Cổ phần sữa Việt Mỹ 834 triệu đồng, của Công ty Cổ phần nhựa Đại Trường Phát 177 triệu đồng. Habeco đã phải trích lập dự phòng 958 triệu đồng cho 2 khoản nợ này.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK