“Gót Achilles” của ông Joe Biden
Tổng thống Biden đang đối mặt tỷ lệ ủng hộ ngày càng suy yếu từ nhóm cử tri cốt lõi “vỡ mộng” vì chính sách nhập cư. |
Khi bối cảnh chính trị và hoạch định chính sách toàn cầu đang ngày càng biến động hơn bao giờ hết, hiếm có vấn đề nào gây được tiếng vang sâu rộng và dai dẳng như vấn đề nhập cư. Đây được ví như một “tấm thảm” phức tạp, được dệt từ nhiều khuôn khổ pháp lý, động lực kinh tế-xã hội và những cân nhắc địa chính trị.
Câu chuyện bắt đầu với Texas, bang biên giới luôn xung đột với các chính sách nhập cư của chính phủ liên bang. Mệt mỏi trước dòng người di cư không có giấy tờ trong nhiều năm qua, Texas đã quyết định tự mình giải quyết vấn đề. Bang này đã ban hành luật nhập cư riêng, tự trao cho mình quyền lực rộng lớn để bắt giam, truy tố và thậm chí ra lệnh cho người di cư trở về “nơi xuất xứ”.
Chính quyền Biden đã nhanh chóng thách thức luật trên và nhận được phán quyết từ các tòa án cấp thấp. Song Texas không dễ dàng nhượng bộ. Bang đã đẩy vụ việc lên Tòa án Tối cao, nơi một phán quyết gần đây đã đứng về phía Texas, cho phép bang tạm thời thực thi luật nhập cư của mình.
Tuy nhiên, chiến thắng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các tòa án cấp thấp lại can thiệp, đẩy nhanh quá trình tố tụng và một lần nữa làm đình trệ việc thi hành luật. Cuộc chiến pháp lý còn lâu mới chấm dứt với khả năng vụ việc sẽ được đưa trở lại Tòa án Tối cao, khiến tính hợp pháp của đạo luật Texas vẫn bị treo lơ lửng trong tình trạng bất định.
Nhập cư đã trở thành “gót Achilles” của Tổng thống Biden. Dòng người vượt biên bất hợp pháp từ Mexico đã tăng vọt trong suốt nhiệm kỳ của ông, đạt mức cao nhất mọi thời đại với gần 250.000 người trong tháng 12/2023. Hơn 6 triệu người nhập cư bị giam giữ ở biên giới Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, vượt xa con số của các chính quyền trước đó.
Các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ không ủng hộ cách ông Biden xử lý vấn đề nhập cư là khá lớn. Tranh cãi ở Texas chỉ làm nổi bật những điểm yếu của Biden trong khi Tòa án Tối cao Mỹ làm suy yếu quyền lực của ông.
Về cơ bản, vụ việc xoay quanh câu hỏi về quyền tài phán: ai đang là người nắm quyền quyết định và thi hành các chính sách nhập cư. Theo truyền thống, đó là đặc quyền của Chính phủ liên bang giống như cách tiếp cận tập trung hóa của Ấn Độ. Tuy nhiên, thái độ bất chấp của Texas là một thách thức đối với thẩm quyền này, làm dấy lên mối lo ngại giữa các đồng minh của Mỹ như Mexico, quốc gia vốn từ chối tiếp nhận những người di cư bị Texas trục xuất.
Những hậu quả vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ khiến quan hệ với các đồng minh trở nên căng thẳng. Ngoại trưởng Mexico cho rằng việc Tòa án Tối cao Mỹ phê chuyển đạo luật của Texas là hành động chống người nhập cư và phân biệt đối xử, nhấn mạnh tình trạng chia rẽ quốc tế đối với “vũng lầy” nhập cư ở Mỹ.
Tình trạng nhập cư hỗn loạn tại Mỹ vượt xa các cuộc tranh luận chính sách đơn thuần. Đây là vấn đề đa chiều với những hệ quả sâu rộng, thách thức không chỉ hệ thống quản trị trong nước mà còn cả các quan hệ trên trường quốc tế. Trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý diễn ra khốc liệt và thái độ bất mãn trong công chúng ngày càng gia tăng, thật khó để tìm kiếm một giải pháp bền vững.
Tin liên quan
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics