Giả mạo thương hiệu nông sản tạo hệ lụy mất lòng tin
Tràn lan tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản
Điển hình có thể kể tới là sản phẩm yến sào Khánh Hòa của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa.
Theo bộ phận sở hữu trí tuệ của Công ty này, năm 2024 đã phát hiện trên 30 đơn vị sao chép mẫu mã, bao bì, thành phần sản phẩm; 15 công ty ở TP Hồ Chí Minh sử dụng tên “Yến sào Khánh Hòa" để đặt nhãn hiệu sản phẩm; 10 website chứa tên miền "Yensaokhanhhoa".
![]() |
Một mẫu trưng bày sản phẩm yến sào giả - thật |
Tất cả những điều này đều nhằm làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là sản phẩm chính hãng của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa để trục lợi bán hàng kém chất lượng.
Hay như đối với sản phẩm cam Cao Phong, hiện nay vẫn có rất nhiều đơn vị, địa phương bày bán “cam Cao Phong” nhưng thực chất nguồn gốc, xuất xứ như thế nào thì không rõ, giá cả lại thấp hơn những đơn vị bán cao Cao Phong đảm bảo chất lượng ở Hòa Bình. Thực tế, chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa “mua cam Cao Phong” là cho ra hàng trăm người bán đặc sản này.
Thực tế hiện nay, người tiêu dùng có nhu cầu tìm bất kỳ đặc sản vùng miền nào chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa là sẽ cho ra hàng trăm kết quả. Tuy nhiên, trong hàng trăm người bán đó, không ai có thể biết được có bao nhiêu đặc sản “fake”, có bao nhiêu đặc sản chuẩn.
Để tạo ra một sản phẩm hàng hóa có chất lượng đảm bảo và có thương hiệu trên thị trường là cả quá trình dài của các nhà sản xuất hay hợp tác xã. Tình trạng hàng hóa giả mạo, khiến những đơn vị làm ăn chân chính khó cạnh tranh vì đầu ra quá nhiều. Trong khi không ít người tiêu dùng vẫn không quá chú trọng đến chất lượng và xuất xứ mà lựa chọn những hàng hóa có giá rẻ hơn.
Theo các chuyên gia, vấn đề quản lý, xử lý hàng hóa giả mạo hiện nay vẫn còn chưa có hồi kết vì tình trạng bán hàng, kiểm soát hàng hóa online vẫn còn nhiều lỗ hổng.
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Hà Nội, nhận định hàng giả, hàng nhái vẫn có chỗ đứng trên thị trường là bởi nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm nhưng chưa chú trọng nhiều đến khâu bảo vệ hàng hóa.
Ngay như việc đăng ký sở hữu trí tuệ về sản phẩm, về bao bì sản phẩm, về ảnh đại diện thương hiệu cũng chưa được quan tâm.
Giải pháp?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và yêu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, truy xuất nguồn gốc trở thành xu thế tất yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Như vậy, để tránh bị thiệt hại bởi tình trạng này, mỗi nhà sản xuất chân chính cần nâng cao ý thức bảo vệ hàng hóa, thương hiệu của chính mình. Cách cụ thể nhất ở đây là các doanh nghiệp, hợp tác xã cần đăng ký mã vạch cho từng loại sản phẩm tại Bộ Khoa học và Công nghệ để khẳng định sản phẩm đó là của mình. Trên thị trường quốc tế, mã vạch chính là “căn cước sản phẩm” khi đưa ra thị trường.
Hiện nay, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2024 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam; mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
![]() |
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2024 |
Đến nay, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực, như: nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Nhìn chung, việc vận hành của Cổng thông tin đã mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia tạo nền tảng kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc tập trung, giúp doanh nghiệp dễ dàng công bố và quản lý thông tin sản phẩm. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi hàng hóa có thông tin truy xuất nguồn gốc rõ ràng sẽ dễ dàng được chấp nhận tại thị trường quốc tế; đáp ứng yêu cầu pháp lý do nhiều thị trường, như: EU, Mỹ yêu cầu sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc đầy đủ.
Đối với người tiêu dùng, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR; gia tăng niềm tin vào sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm và hàng tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi bởi nếu xảy ra vấn đề về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin để đưa ra quyết định phù hợp…
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, thông qua Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia có thể theo dõi, kiểm soát và xử lý các vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm; thu thập và phân tích dữ liệu về sản phẩm, phục vụ cho việc xây dựng chính sách và quy định.
Vì vậy, song song với việc vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, thì công tác tuyên truyền, đào tạo về truy xuất nguồn gốc cần được đẩy mạnh, giúp doanh nghiệp, địa phương hiểu rõ lợi ích và phương thức triển khai truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả.
Ngoài ra, về phía người tiêu dùng, cần nâng cao nhận thức, sử dụng công nghệ để xác minh nguồn gốc sản phẩm và thận trọng trước khi mua hàng. Đặc biệt, tâm lý "ham rẻ" chính là yếu tố khiến hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục tồn tại.
Cùng với đó, người tiêu dùng nên có những phản ứng mạnh mẽ hơn như yêu cầu đổi trả hàng hoặc tố giác lên các đơn vị phân phối, cơ quan chức năng khi phát hiện sản phẩm vi phạm chất lượng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mà còn góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch và các doanh nghiệp chân chính.
Tin liên quan

Đưa công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
16:30 | 15/04/2025 Tiêu dùng

Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế

Truy xuất nguồn gốc xuất xứ giúp nâng hạng giá trị sản phẩm
07:54 | 20/05/2024 Kinh tế

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược
20:32 | 22/04/2025 Tiêu dùng

Chuyên gia hiến kế quản lý “lỗ hổng” trách nhiệm trong vụ sữa giả
20:42 | 21/04/2025 Tiêu dùng

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
15:52 | 19/04/2025 Tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ sữa giả
11:13 | 18/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả
21:37 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm
14:56 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
20:22 | 16/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Công Thương nói gì về vụ sữa giả vừa được Công an triệt phá?
22:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Cần chế tài đủ mạnh đối với hoạt động quảng cáo sai sự thật
16:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
16:31 | 10/04/2025 Tiêu dùng

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng duy trì tăng trưởng
09:54 | 05/04/2025 Tiêu dùng

Khởi tố, bắt Hằng Du mục và Quang Linh Vlog trong vụ “Kẹo rau củ Kera”
21:32 | 04/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội
21:15 | 01/04/2025 Tiêu dùng
Tin mới

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh: Từ vùng cát khô đến kệ hàng xuất khẩu

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó

Thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng 25%

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia