Dửng dưng với vốn ngân hàng
Ngân hàng cần DN nhiều hơn là DN cần ngân hàng
Tại buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 13-10, ông Nguyễn Phước Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội DN TP.HCM chia sẻ, chưa bao giờ DN thờ ơ với việc vay vốn như hiện nay. Trong các cuộc họp, Hiệp hội DN đều phát phiếu khảo sát về nhu cầu vay vốn cho DN, nhưng chỉ thu về được vài ba phiếu từ hàng trăm phiếu phát ra. Theo ông Hưng, ngân hàng tung ra các gói cho vay với lãi suất 6 – 7%, nhưng thực tế DN rất khó tiếp cận mức lãi suất này, nếu có cũng chỉ trong vài ba tháng đầu, sau đó lại trở về mức lãi suất cao trên 10%. Bên cạnh đó, DN hiện vẫn gặp khó về vấn đề tài sản thế chấp, trong khi quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chủ yếu chỉ tư vấn chứ chưa làm được vai trò bảo lãnh, khiến việc vay vốn của DN gặp khó khăn.
Ông Lê Tùng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Thương mại Sài Gòn lại chỉ ra rằng, hiện nhiều DN vay vốn không biết để làm gì vì sức mua của thị trường quá yếu. Trước đây một DN sản xuất đường khi bán mỗi kg đường có lãi 200 - 300 đồng, nhưng nay chỉ còn 20 - 30 đồng. Con số này không đủ trang trải chi phí lãi vay. Doanh số 9 tháng năm 2014 của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn cũng chỉ ở mức tương đương với năm 2013.
Các ngân hàng có mặt tại buổi làm việc đều cho biết, ngân hàng hiện không dám cho vay lãi suất cao, thậm chí phải cạnh tranh gay gắt để giữ chân khách hàng. Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB chia sẻ, hiện tại ngân hàng cần DN nhiều hơn là DN cần ngân hàng. Các DN tốt, có thể cho vay thì ngân hàng đều đã lùng sục hết. Điều này được thể hiện qua mức tăng trưởng tín dụng khối khách hàng DN của ACB trong 9 tháng năm 2014 chỉ đạt 2%. Ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt cũng cho hay, tại Bản Việt vẫn còn 2.450 tỷ đồng hạn mức tín dụng cấp cho DN nhưng DN không sử dụng hết. Ông Hưng cho biết, đối với những DN có quan hệ lâu năm, hoạt động tốt, ngân hàng luôn tạo điều kiện hỗ trợ tối đa và đưa ra mức lãi suất thấp để giữ chân.
Tương tự, ông Nguyễn Quang Triết, Phó Tổng giám đốc Eximbank cũng chia sẻ, tại Eximbank có những hạn mức lên đến 20.000 tỷ đồng cấp cho DN nhưng không sử dụng. “Dù Eximbank đeo bám khách hàng quyết liệt, tiếp cận liên tục để hễ khách hàng có nhu cầu là cho vay ngay, nhưng việc cho vay vẫn rất khó khăn” - ông Triết phát biểu.
Tại Ngân hàng Đông Á, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó Tổng Giám đốc cũng cho biết, hiện Đông Á chủ yếu tập trung cho vay các DN cũ, còn các DN mới dù chào mời rất nhiều nhưng số lượng tăng lên cũng chỉ ở mức khiêm tốn. Hiện tại, nhiều khách hàng của Đông Á vay với lãi suất chỉ 7%/năm, thậm chí dưới 7%/năm nhằm giữ chân khách hàng. Ngân hàng có giao chỉ tiêu tín dụng cho nhân viên, nhưng việc thực hiện rất chật vật.
Còn nhiều điểm nghẽn
Trên thực tế, đã có nhiều DN thoát khỏi giai đoạn khó khăn, phục hồi sản xuất nhờ được cơ cấu lại nợ và các chính sách tín dụng của ngân hàng. Đơn cử như tại Công ty Thủy đặc sản Seaprimex, ông Đỗ Trọng Vinh, Phó Tổng Giám đốc cho biết, trong năm 2011, công ty phải trả tới 33 tỷ đồng lãi vay ngân hàng. Nhưng đến nay, chi phí này giảm xuống còn khoảng 10 tỷ đồng. Nhờ đó, tình hình sản xuất kinh doanh của DN đã hồi phục trở lại.
Tuy nhiên, nhu cầu vốn của hầu hết DN là trung và dài hạn, song việc cho vay trung và dài hạn còn gặp một số khó khăn do quy định cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng chỉ được phép dùng 30% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Trong khi đó, phần lớn nguồn vốn các ngân hàng huy động đều là ngắn hạn. Cụ thể, ACB có 85% vốn huy động ngắn hạn, Ngân hàng Đông Á cũng có trên 70% vốn huy động có kỳ hạn dưới 3 tháng… Điều này khiến lượng vốn các ngân hàng được phép cho vay tại các kỳ hạn trung, dài hạn bị hạn chế rất nhiều.
Một điểm nghẽn khác khiến tín dụng tăng chậm theo lý giải của các ngân hàng chính là vấn đề nợ xấu. Ông Đỗ Minh Toàn chia sẻ, tại ACB, nhân viên nào để xảy ra nợ quá hạn thì sẽ bị ngưng hoạt động cho vay để tập trung xử lý nợ. Trong khi đó, công tác xử lý nợ hiện rất chậm do việc thi hành án kéo dài đã gây ra ức chế không nhỏ về tâm lý cho các cán bộ tín dụng của ngân hàng, buộc việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay phải thận trọng hơn. Ông Nguyễn Tiến Vĩnh, Phó giám đốc Ngân hàng VietinBank chi nhánh TP.HCM chỉ ra rằng, khó khăn lớn nhất trong việc xử lý nợ xấu vẫn chính là xử lý tài sản thế chấp. Theo quy định, ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp của DN, song trên thực tế lại không thể thực hiện được nếu DN không đồng ý. Lúc này ngân hàng buộc khởi kiện ra toà, kéo theo đó là hàng loạt thủ tục tố tụng phức tạp, sau đó quá trình thi hành án cũng kéo dài rất lâu. Có những vụ việc cách đây hàng chục năm, nhưng đến nay ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM: Sắp tới, tôi sẽ kiến nghị Chính phủ về 3 việc. Thứ nhất, đối với Ngân hàng Nhà nước cần hạ lãi suất để kéo giảm lãi suất cho vay trung dài hạn xuống, vì lãi suất hiện đang quá cao so với lạm phát. Đồng thời giảm mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay xuống mức có thể chấp nhận được là khoảng 2,5 – 3%, bởi hiện nay, mức chênh lệch này tại hầu hết ngân hàng đều trên 3%, thậm chí có ngân hàng lên tới 4% là quá cao. Thứ hai, cần xem xét giảm tỷ lệ trích lập dự phòng tài chính xuống dưới 20% trong mua bán nợ để phù hợp với khả năng của các ngân hàng, không giảm quá nhanh lợi nhuận của ngân hàng. Thứ ba, cần giải quyết vấn đề thủ tục về thanh lý tài sản, vấn đề thế chấp liên quan đến luật dân sự để đẩy mạnh thị trường mua bán nợ. Bà Trương Thị Thúy Nga, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank kiêm Giám đốc Vietcombank Chi nhánh TP.HCM: Việc thẩm định cho vay phải thực hiện một cách thận trọng một phần do tâm lý sợ bị hình sự hóa của cán bộ ngân hàng khi xảy ra sai sót. Do 1% tín dụng tại TP.HCM là số tiền rất lớn. N.Hiền (ghi) |
Tin liên quan
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
15:57 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
12:03 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics