Đơn hàng tăng 20%, xuất khẩu rau quả cầm chắc 3,6 tỷ USD
Bắc Âu chuộng rau quả nhiệt đới, doanh nghiệp Việt làm sao tận dụng? | |
Rau quả xuất khẩu mang về 1,7 tỷ USD |
Vải thiều là trái cây điển hình tiêu thụ rất thành công cả nội địa và xuất khẩu trong vụ thu hoạch năm nay. Ảnh: Minh Khuyên |
Theo thông mà Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 2,07 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhờ kinh nghiệm qua các đợt dịch trước, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động và có nhiều sáng kiến trong thúc đẩy lưu thông hàng hóa, vừa đảm bảo tiêu thụ nông sản, vừa đảm bảo phòng tránh dịch.
Điển hình như việc tiêu thụ vải thiều rất thành công của tỉnh Bắc Giang ở cả thị trường trong nước và trên thế giới. Trên thị trường thế giới, năm 2021 vải thiều của tỉnh Bắc Giang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, triển vọng xuất khẩu hàng rau quả khả quan trong nửa cuối năm 2021. Đó là bởi, kinh tế thế giới được dự báo có nhiều khởi sắc, thương mại hàng hóa toàn cầu có xu hướng phục hồi cao hơn so với trước đại dịch do nhiều quốc gia triển khai nhanh việc tiêm vắc xin.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, đại diện Bộ Công Thương cũng phân tích, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam làm gián đoạn hoạt động thu hoạch và sản xuất hàng rau quả tại các khu vực trồng chính.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang bước vào vụ thu hoạch rộ trái cây theo mùa khiến nhu cầu nhập khẩu giảm, có thể sẽ làm cản trở đà tăng trưởng của hàng rau quả Việt Nam sang thị trường này trong những tháng tới.
Ngoài ra, rau quả Việt Nam chủ yếu vẫn được tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng tươi, chiếm tỷ trọng khoảng 80%; trong khi các sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện nay, số lượng các nhà máy và năng lực chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp. Việc xuất khẩu chủ yếu ở dạng tươi khiến rau quả Việt Nam khó cạnh tranh về chất lượng, giá cả ở các thị trường xa do thời gian cần phải tiêu thụ ngắn, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyên cao.
Đối với các loại quả đã được cho phép xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand,... lượng xuất khẩu vẫn rất hạn chế.
Lý do là bởi diện tích, sản lượng trái cây đạt chứng nhận GAP, đủ tiêu chuẩn, được cấp mã số vùng trồng theo quy định của các thị trường khó tính còn rất khiêm tốn so với tổng diện tích, sản lượng trái cây cả nước, làm hạn chế việc ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Ở góc độ tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Công tác mở cửa thị trường về thuế quan thông qua các FTA đã được xử lý tốt. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội thúc đẩy xuất khẩu trái cây do việc đàm phán về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp, mất nhiều thời gian (thường mất từ 3-5 năm và phải đánh đổi tương đương)”.
Đơn hàng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong quý 3/2021 và quý 4/2021 bình quân sẽ tăng khoảng 20% so với 2 quý đầu năm. Với đà tăng đó, dự kiến xuất khẩu rau quả cả năm nay ước đạt từ 3,5-3,6 tỷ USD.
Hầu hết các chủng loại hàng rau quả đều có trị giá xuất khẩu tăng trong 5 tháng đầu năm 2021, trong đó chủng loại quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt. Trái thanh long vẫn là chủng loại xuất khẩu chính, trị giá xuất khẩu trái thanh long đạt 554 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020; tiếp theo là trái xoài đạt 192,18 triệu USD, tăng 35,2%; trái chuối đạt 152,2 triệu USD, tăng 62,7%... Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu chủng loại hoa đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên, trị giá xuất khẩu hoa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, chủng loại hoa cúc xuất khẩu chiếm 79,6% tổng trị giá hoa xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021. |
Tin liên quan
Xuất khẩu rau quả gần cán mốc 6 tỷ USD
10:34 | 21/10/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu qua Hải quan Cao Bằng bứt phá trong tháng 9
15:18 | 16/10/2024 Hải quan
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
15:25 | 15/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK