Doanh nghiệp tôm Việt cần lưu ý gì khi mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc?
![]() |
Doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu đang tăng tốc sản xuất. Ảnh: DN cung cấp |
Thị trường xuất khẩu số 1
Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, với kim ngạch đạt 389 triệu USD (tăng 103%) trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc & Hồng Kông là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam (chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam).
Mức tăng trưởng 3 con số tại thị trường này là nhờ doanh số bán tôm hùm của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Mới đây, Trung Quốc đã công bố Hướng dẫn phát triển thực phẩm và dinh dưỡng giai đoạn 2025 – 2030, nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng khẩu phần ăn thông qua tiêu thụ thực phẩm giàu protein; đề xuất các chính sách nhằm tăng tiêu dùng cá và thủy sản.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Mỹ tiếp tục gia tăng thuế đối ứng với Trung Quốc trên nhiều nhóm hàng hóa chủ lực, Trung Quốc đang đứng trước sức ép phải tái định hướng xuất khẩu (XK) và kích cầu tiêu dùng nội địa. Điều này có thể tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực cho ngành thực phẩm trong nước, trong đó có nhu cầu thủy sản như tôm – một loại thực phẩm giàu protein đang được Chính phủ Trung Quốc khuyến khích tiêu dùng.
Theo phân tích của VASEP, khi bị hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ, các nhà chế biến Trung Quốc sẽ phải tập trung nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất sang các thị trường ngoài Mỹ, khiến nhu cầu nguyên liệu đầu vào ổn định, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng như tôm Việt Nam, có cơ hội tăng trưởng tốt hơn.
So với Ecuador và Ấn Độ, (hai nước XK tôm hàng đầu vào Trung Quốc), Việt Nam có lợi thế về địa lý, chi phí vận chuyển, quan hệ thương mại ổn định và độ tin cậy cao về chất lượng, có thể tận dụng thời điểm này để mở rộng thị phần tại Trung Quốc.
Đáp ứng các yêu cầu khắt khe
Mặc dù có những lợi thế như trên, song các chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp cần lưu ý các rủi ro về biến động tỷ giá đồng NDT, các biện pháp kiểm soát kỹ thuật nhập khẩu nghiêm ngặt hơn, hoặc thiên hướng ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa của Trung Quốc trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là một nhà sản xuất tôm lớn, khi bị hạn chế XK đi Mỹ, sẽ chuyển hướng đẩy mạnh XK vào các thị trường khác, làm gia tăng áp lực cạnh tranh với tôm Việt Nam.
Để tận dụng tốt thời cơ từ biến động thương mại Mỹ - Trung và chính sách thực phẩm mới của Trung Quốc, doanh nghiệp tôm Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các kênh phân phối nội địa (chợ đầu mối, chuỗi siêu thị, sàn thương mại điện tử như JD, Hema...) nhằm tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng Trung Quốc.
Đa dạng hóa phân khúc sản phẩm, từ tôm cỡ trung bình đến tôm giá trị cao như tôm hùm, tôm sú tươi sống, tùy theo khu vực tiêu thụ.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý các biện pháp kiểm soát để đáp ứng nghiêm ngặt yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn xuất xứ, nhằm duy trì độ tin cậy trong thương mại chính ngạch.
Song song đó, doanh nghiệp cần tận dụng các hiệp định thương mại như RCEP, ACFTA để giảm chi phí nhập khẩu và tăng lợi thế cạnh tranh trước các nước đối thủ.
Tin liên quan

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam
07:43 | 18/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Bất ổn thuế quan, thủy sản Việt Nam mất ngôi đầu xuất khẩu sang Mỹ
14:28 | 17/07/2025 Xu hướng

Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?
09:52 | 17/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách
09:31 | 15/07/2025 Cần biết

Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài đón container thông quan đầu tiên
09:24 | 10/07/2025 Cần biết

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD
14:03 | 08/07/2025 Cần biết

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

7 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ được hưởng thuế suất 0%
15:30 | 23/06/2025 Cần biết

Gần 2.400 tấn vải quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn
08:02 | 21/06/2025 Cần biết

Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa
09:05 | 15/06/2025 Cần biết

Bị áp thuế chống bán phá giá cao, doanh nghiệp tôm phản ứng
10:40 | 08/06/2025 Cần biết

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam
16:20 | 28/05/2025 Cần biết

Mỹ chuẩn bị điều tra kép gỗ dán Việt Nam
16:09 | 28/05/2025 Cần biết

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan
15:34 | 22/05/2025 Cần biết

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng
20:46 | 21/05/2025 Cần biết
Tin mới

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu ngân sách tăng 16,7%

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Sắp xếp bộ máy cơ quan thuế theo chính quyền 2 cấp: đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Cục Thuế phản hồi về việc người dân, doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện thuế điện tử

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics