Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động
![]() |
Hoạt động sản xuất tại TNHH Điện tử Thông minh TCL (Việt Nam). Ảnh: T.D |
Tận dụng “90 ngày vàng”
Theo thống kê của Chi cục Hải quan khu vực XVI, tính đến ngày 13/4, trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh có 34 doanh nghiệp bị hủy đơn hàng. Cơ quan Hải quan đã tiến hành hủy 112 tờ khai xuất khẩu sang thị trường Mỹ với tổng trị giá gần 2,8 triệu USD. Tuy nhiên đến nay, hoạt động của DN đã trở lại bình thường.
Hiện tại các DN đang tận dụng thời gian 90 ngày hoãn thuế đối ứng của Mỹ.
Nếu như trong ngày 9/4 Mỹ bắt đầu áp thuế đối ứng, tại nhà máy Công ty TNHH Điện tử Thông minh TCL (Việt Nam) gần như toàn bộ dây chuyền sản xuất tạm dừng hoạt động thì nay khi Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày, các dây chuyền đã khởi động trở lại, không khí làm việc rất khẩn trương để kịp thời gian đưa hàng đến Mỹ.
Ông Từ Lâm Quân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Điện tử Thông minh TCL (Việt Nam) cho biết, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiến hành sản xuất đơn hàng Mỹ. Doanh nghiệp hy vọng Chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành có thể hỗ trợ doanh nghiệp đối với hoạt động tuyển dụng nhân lực và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ông Hà Văn Út – Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương nhận định, khoảng thời gian 90 ngày Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tháo gỡ nhiều vướng mắc tồn đọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ông Út nhấn mạnh, đây chính là “90 ngày vàng” để doanh nghiệp tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu các đơn hàng, tái cơ cấu chuỗi giá trị, khắc phục những điểm yếu trong cấu trúc hoạt động, từng bước chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững, đồng thời đa dạng hóa thị trường và củng cố các chuỗi cung ứng.
Ông Út cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từ thị trường Hoa Kỳ nhằm thu hẹp chênh lệch thương mại, đồng thời tận dụng cơ chế miễn thuế đối với những mặt hàng đáp ứng tiêu chí về nguyên liệu và các yếu tố xuất xứ từ Hoa Kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động kết nối với các đối tác Hoa Kỳ để đàm phán cân bằng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động.
Tính chuyện đường dài
Ông Phan Thanh Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương cho biết, việc mua hàng của khách hàng ở Mỹ thay đổi, chuyển sang các kênh mua hàng điện tử nên các đơn hàng ngày càng nhỏ lẻ, việc tổ chức sản xuất ngày càng khó khăn và chi phí sẽ cao hơn. Đặc biệt hiện nay về mặt chi phí ở Việt Nam chúng ta cũng đang ngày tăng lên nhất là chi phí về lao động và các cái chi phí khác. Do đó, bài toán đặt ra cho DN cần sự linh hoạt mở rộng thị trường.
Ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương cho rằng, các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào thị trường Mỹ mà cần chủ động mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác, đồng thời đẩy mạnh thu hút các khách hàng nhỏ lẻ nhằm đa dạng hóa đầu ra. Ông cũng đề xuất cần thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D) ngay tại Việt Nam, tạo điều kiện để khách hàng trực tiếp trải nghiệm, lựa chọn mẫu mã phù hợp với nhu cầu.
“Về dài hạn, ngành da giày cần được hỗ trợ phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào. Hiệp hội đề xuất xây dựng các khu chợ chuyên biệt để DN có thể thường xuyên trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, thay vì chỉ phụ thuộc vào các hội chợ lớn được tổ chức định kỳ. Đồng thời, cần tăng cường tổ chức các buổi kết nối giao thương liên tỉnh, liên vùng để mở rộng mạng lưới hợp tác và phát triển thị trường” – ông Vũ nhấn mạnh.
Mặt khác, theo ông Phan Văn Xô, Chủ tịch Hội xuất nhập khẩu Bình Dương, trước mắt Bình Dương cố gắng để không trở thành địa điểm lấy xuất xứ để xuất khẩu các nước thứ ba. Điều này sẽ làm ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với các DN làm ăn chân chính khác. Bình Dương tiếp tục phải tạo nguồn động lực mới. Đó là tạo ra những cơ sở hạ tầng để cho doanh nghiệp thuận tiện trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình lưu thông hàng hóa.
Các DN kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cập nhật thường xuyên và nhanh nhất có thể tiến trình Chính phủ Việt Nam đàm phán giảm thuế đối ứng của Mỹ. Trong thời gian đàm phán, địa phương cần có biện pháp cụ thể hỗ trợ cho DN về giải quyết nhanh thủ tục hành chính, chính sách thuế; bằng sự nỗ lực cao nhất các DN tìm kiếm giải pháp linh hoạt phù hợp.
Phó Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI Nguyễn Thanh Bình cho biết, việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là tình huống ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh – nơi nhiều doanh nghiệp phụ thuộc thị trường Mỹ, đơn vị đã và đang triển khai nhiều giải pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cụ thể, Chi cục đã thành lập các tổ ở trên địa bàn để trực tiếp đến các DN trên địa bàn có hàng hóa xuất khẩu nước Mỹ để nắm bắt vướng mắc, khó khăn của DN trong quá trình xuất khẩu. Từ đó tổng hợp, sẽ kiến nghị và xử lý theo thẩm quyền nhằm tạo thuận lợi nhất cho DN.
Để tiếp tục hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn này, Chi cục Hải quan khu vực XVI đã có yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải giải quyết thủ tục hải quan liên tục, kể cả vào ngày lễ và cuối tuần. Ưu tiên hàng đầu được dành cho việc xử lý các lô hàng sắp hết thời hạn lưu kho. Đồng thời, các hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng tạm thời được dừng lại. Cơ quan Thuế và Hải quan cũng đang nỗ lực đẩy nhanh quy trình hoàn thuế và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.
Tin liên quan

Logistics manh mún, doanh nghiệp gánh chi phí kép
15:46 | 29/05/2025 Thương mại điện tử

Nghị quyết số 68 tạo niềm cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp
08:57 | 29/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản
19:47 | 28/05/2025 Hải quan

Việt – Trung thiết lập “luồng xanh” nông sản, mở rộng thị trường thủy sản, trái cây
15:53 | 29/05/2025 Xu hướng

Central Retail tăng gấp đôi lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa vụ 2025
15:38 | 29/05/2025 Xu hướng

Vải thiều Thanh Hà sẵn sàng “chinh phục” thị trường cao cấp
15:35 | 29/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ
08:54 | 29/05/2025 Xu hướng

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo
16:28 | 28/05/2025 Xu hướng

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam
16:20 | 28/05/2025 Cần biết

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam
10:49 | 28/05/2025 Xu hướng

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc
20:54 | 27/05/2025 Xu hướng

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ
15:47 | 27/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu
14:13 | 27/05/2025 Xu hướng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng
20:38 | 24/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh
20:45 | 23/05/2025 Xu hướng

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường
10:56 | 23/05/2025 Xu hướng
Tin mới

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Cà Mau phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Vận hành chính thức tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

TP. Hồ Chí Minh: Khởi tố hình sự 34 vụ buôn lậu, hàng giả

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics