Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu
![]() |
Nguyên liệu sản xuất cá ngừ đang gặp vướng |
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sau khi Nghị định 37/2024/NĐ-CP ban hành ngày 4/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, ngành hải sản khai thác và đặc biệt các mặt hàng cá ngừ đã gặp vướng mắc lớn liên quan đến quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác và qui định không trộn lẫn nguyên liệu hải sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu.
Những vướng mắc này đã tác động không nhỏ tới cuộc sống của ngư dân và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hải sản trong thời gian qua.
3 tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam chỉ đạt gần 71 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2024. Trong giai đoạn này, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chỉ tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. Trong khi xuất khẩu sang EU lại giảm 6% so với cùng kỳ.
Quy định hiện hành của Nghị định 37/2024/NĐ-CP khiến cho nhiều lô cá ngừ nguyên liệu không thể có được giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) và điều này đang tạo ra nhiều hệ lụy cho chuỗi sản xuất-xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để tạo công ăn việc làm cho bà con ngư dân cũng không được.
Cụ thể, lượng cá ngừ (vằn, vây vàng…) nguyên liệu mà ngư dân các tỉnh, thành đã và đang khai thác trong suốt gần 1 năm qua đang bị dồn ứ khối lượng lớn, nhưng lại không thể xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, CPTPP...
Do không có xác nhận nguyên liệu khai thác của các cảng, doanh nghiệp không thể làm được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi theo các FTA này. Điều này đang tạo ra nguy cơ “thất thoát” cơ hội chiếm lĩnh thị trường của ngành cá ngừ Việt Nam vào tay các đối thủ cạnh tranh khác như Ecuador, Mauritius, Philippines, Indonesia… những quốc gia đang tận dụng tối đa hạn ngạch và cơ chế trong các FTA hay các ưu đãi từ các hệ thống ưu đãi thuế quan, như GSP…
Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đang gặp nhiều khó khăn khiến các doanh nghiệp ngành hàng hải sản, cũng như cá ngừ, đang rất hoang mang và lo ngại, mong ngóng từng ngày để có thể khơi thông nguồn nguyên liệu trong nước này để giúp doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Theo các doanh nghiệp, trong thời gian qua để duy trì được thị phần và có được lợi thế về ưu đãi thuế quan tại khối thị trường EU, các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam đang phải gia tăng nhập khẩu cá ngừ từ các nước EU như Tây Ban Nha hay Pháp.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam từ Tây Ban Nha và Pháp trong 3 tháng đầu năm nay đang tăng “phi mã” lần lượt là 820% và 981% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với giải pháp này các doanh nghiệp cũng gặp nhiều rủi ro như chi phí gia tăng, vận chuyện xa, khó xin H/C do hàng phải chuyển tải, chuyển container…
Do đó, để khơi thông cho xuất khẩu nhóm mặt hàng cá ngừ quan trọng của Việt Nam, giải quyết kịp thời các ách tắc lớn trong chuỗi, cho hoạt động bình thường của ngư dân, gia cố lợi thế cạnh tranh trước các quốc gia XK khác, các DN đang rất mong chờ Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
Tin liên quan

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế
16:14 | 25/04/2025 Hải quan

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng chậm lại
10:48 | 23/04/2025 Xu hướng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng
20:38 | 24/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh
20:45 | 23/05/2025 Xu hướng

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường
10:56 | 23/05/2025 Xu hướng

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng
21:23 | 22/05/2025 Xu hướng

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6
20:49 | 21/05/2025 Xu hướng

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?
16:22 | 21/05/2025 Xu hướng

Giải bài toán nghịch lý cá tra
15:54 | 20/05/2025 Xu hướng

Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD
10:35 | 20/05/2025 Xu hướng

Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại
16:27 | 19/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi
18:57 | 16/05/2025 Xu hướng

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia
20:54 | 15/05/2025 Xu hướng

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may
20:20 | 15/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sắt thép giảm tốc trong tháng 4, doanh nghiệp nội chủ động ứng phó
18:47 | 15/05/2025 Xu hướng
Tin mới

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics