Doanh nghiệp quan tâm tới quy tắc xuất xứ, quy định hoàn thuế trong EVFTA
Đông đảo doanh nghiệp tham dự tọa đàm. Ảnh: C.L |
Đại diện Công ty Chory Việt Nam đặt vấn đề về việc hiện EVFTA và ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đang được thực hiện song song. Trong đó, có tới 83% mặt hàng được cắt giảm thuế quan theo EVFTA. Theo đó, doanh nghiệp hỏi những ưu đãi của GSP có gì khác biệt so với EVFTA và nếu doanh nghiệp chọn ưu đãi theo EVFTA thì có cần phải xin cấp mã số REX nữa hay không.
Trả lời câu hỏi của Công ty Chory Việt Nam, ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng Phòng Giám sát quản lý về hải quan – Cục Hải quan TPHCM cho biết, GSP là chế độ ưu đãi phổ cập thuế quan đơn phương mà EU dành cho Việt Nam từ nhiều năm nay. Trong đó các vấn đề về quy tắc xuất xứ, mức độ ưu đãi, mặt hàng ưu đãi đều do EU quy định. Còn EVFTA là chế độ ưu đãi có đàm phán.
Đại diện Công ty Chory Việt Nam đặt câu hỏi tại tọa đàm. Ảnh: C.L |
Doanh nghiệp có thể so sánh giữa GSP và EVFTA để lựa chọn chế độ ưu đãi nào thuận lợi. Ví dụ, GSP có quy tắc xuất xứ thuận lợi hơn hoặc thuế suất ưu đãi nhiều hơn thì nên chọn GSP.
Ông Thiện cho biết thêm, trong 2 năm tới 2 ưu đãi này vẫn tồn tại song song; trong 5 năm kế tiếp, thuế suất ưu đãi của GSP vẫn còn tồn tại nhưng quy tắc xuất xứ của GSP không còn và sau 7 năm thì chỉ còn EVFTA. Do đó, hiện nay nếu muốn hưởng ưu đãi theo GSP thì doanh nghiệp xin tự chứng nhận xuất xứ của EU quy định.
Hiện nay EU đang chuyển dần từ C/O truyền thống sang tự chứng nhận xuất xứ của của các nhà xuất khẩu đã đăng ký theo hệ thống REX. Bộ Công Thương đã ủy quyền cho VCCI quản lý và cấp mã số REX, những doanh nghiệp Việt Nam đã được VCCI cấp mã số REX sẽ được tự chứng nhận xuất xứ để đưa hàng hóa vào EU hưởng ưu đãi theo GSP. Trường hợp DN muốn hưởng ưu đãi theo EVFTA thì xin C/O EUR.1 tại các cơ quan do Bộ Công Thương quy định.
Cũng liên quan tới vấn đề C/O, Công ty Đại Cát Long Việt Nam đặt vấn đề về việc trước đây giữa các FTA có quy định về việc cấp C/O giáp lưng (C/O back to back), nhưng trong EVFTA không có quy định về điều này.
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan Âu Anh Tuấn trả lời câu hỏi của doanh nghiệp. Ảnh: C.L |
Trước vướng mắc của doanh nghiệp, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan cho biết, ở những FTA trước, đặc biệt là trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác có quy định về việc cấp C/O giáp lưng. Theo đó, dựa trên C/O ban đầu của nước thành viên, nước thành viên khác có thể cấp C/O để xác nhận hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên khác cho nhà xuất khẩu để xuất trình cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu và hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên, trong EVFTA không có quy định này do quy định của Hải quan châu Âu đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu châu Âu phát hành chỉ ghi xuất xứ EU nói chung, không ghi cụ thể hàng hóa xuất xứ từ quốc gia thành viên nào. Ngoài ra, theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người xuất khẩu phải có trụ sở tại nước thành viên thì mới có quyền tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ EU.
Ông Tuấn cho biết thêm, Thông tư 11/2020/TT-BCT cũng quy định về việc hàng hóa không thay đổi xuất xứ, là trường hợp hàng hóa quá cảnh qua nước không phải là thành viên hoặc hàng hóa chia nhỏ tại nước trung gian thì vẫn coi là không thay đổi xuất xứ, vẫn có xuất xứ từ nước thành viên, với điều kiện phải đáp ứng một số quy định tại Hiệp định.
Cụ thể, hàng hóa khi chia nhỏ hoặc quá cảnh phải chịu sự giám sát của Hải quan nước quá cảnh. Khi đó, cơ quan Hải quan vẫn chấp nhận là hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên EU để được hưởng ưu đãi. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 17 Thông tư 11 của Bộ Công Thương cũng như tại Hiệp định EVFTA. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu cụ thể để nắm bắt và thực hiện.
Bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề hoàn thuế trong EVFTA, đại diện Công ty Cao Đông chuyên nhập khẩu và phân phối nội thất cao cấp đặt vấn đề về việc hoàn thuế nộp thừa đối với tờ khai đăng ký từ ngày 1/8 chỉ áp dụng với lô hàng trị giá 6.000 euro. Theo đó, doanh nghiệp hỏi hạn mức này áp dụng cho từng sản phẩm hay từng container và mức trị giá trên 6.000 euro thì áp dụng thuế như thế nào.
Trả lời vướng mắc này của Công ty Cao Đông, ông Nguyễn Quốc Toản, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thuế Xuất nhập khẩu – Cục Hải quan TPHCM cho biết, căn cứ Nghị định 111/2020/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành, từ ngày 1/8, doanh nghiệp nộp C/O EUR.1 hoặc giấy tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được đăng ký theo hệ thống REX thì cơ quan Hải quan sẽ hoàn thuế nộp thừa cho doanh nghiệp. Chi cục Hải quan tại nơi doanh nghiệp làm thủ tục sẽ thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp nhanh chóng theo đúng quy định tại Thông tư 38, 39 của Bộ Tài chính.
Công ty Solvay Việt Nam cũng đặt câu hỏi về việc EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 1/8 và áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/8. Theo đó, trường hợp hàng đã xuất khẩu đi từ châu Âu trước đó 30-45 ngày thì có được áp dụng EVFTA hay không. Doanh nghiệp cũng hỏi về trường hợp nhà xuất khẩu EU chưa kịp đăng ký mã số REX thì những lô hàng đã nhận tại Việt Nam sau ngày 1/8 thì có được hoàn thuế sau khi bổ sung giấy tự chứng nhận xuất xứ hay không.
Trả lời Công ty Solvay Việt Nam, ông Đặng Thái Thiện cho biết, Luật Hải quan đã quy định, ngày đăng ký tờ khai là ngày áp dụng chính sách thuế và chính sách nhập khẩu. Do đó, ngày đăng ký tờ khai được xác định là thời điểm để được áp dụng ưu đãi.
Đối với những trường hợp chưa có mã số REX, khi đăng ký thủ tục hải quan, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Hải quan xin chậm nộp giấy tự chứng nhận xuất xứ. Hiện tại, do ảnh hưởng dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 47/2020/TT-BTC cho phép DN có thể bổ sung chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 1 năm. Do đó, doanh nghiệp có thể yên tâm về việc bổ sung chứng từ này.
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Hải quan TPHCM quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm 2025 đạt kết quả cao nhất
13:51 | 07/01/2025 Hải quan
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
20:34 | 02/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics