Doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề về hoá đơn điện tử
Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ”. |
Sửa đổi Nghị định 123/NĐ-CP là hết sức cần thiết
Tại hội thảo, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, căn cứ Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 26/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ với mục tiêu là áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh từ ngày 1/7/2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về HĐĐT trước ngày 1/7/2022.
“Với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, việc áp dụng HĐĐT góp phần làm giảm chi phí quản lý, sử dụng hóa đơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu nhiều rủi ro so với sử dụng hóa đơn giấy. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cũng bộc lộ một số vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung”, ông Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.
Các bất cập, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung được đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế đề cập đến, gồm: sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn, xử lý hóa đơn lập sai nhằm tạo sự minh bạch, thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện; bổ sung giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng HĐĐT; hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng biên lai, chứng từ điện tử; bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT; trách nhiệm của cán bộ thuế trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quy định; hoàn thiện quy định về tra cứu, cung cấp sử dụng thông tin HĐĐT; hoàn thiện các biểu mẫu theo hướng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu.
Ông Đặng Ngọc Minh cũng nhấn mạnh, các nội dung sửa đổi hướng tới mục tiêu phù hợp nhất với thực tế của các doanh nghiệp nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các nội dung liên quan nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn, xử lý hóa đơn lập sai, quy định liên quan chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
Theo bà Hà Thị Tường Vy, đại diện Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), việc sửa đổi Nghị định là hết sức cần thiết vì từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành đã có rất nhiều vướng mắc trong thực tế thực hiện cần tháo gỡ, nhất là vấn đề liên quan đến việc sửa chữa, kê khai khi hóa đơn sai, vấn đề lập hóa đơn đối với trường hợp chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền... Đơn cử, việc điều chỉnh hóa đơn còn chưa rõ ràng gây nhiều hiểu nhầm cho người nộp thuế vì trường hợp người bán tự điều chỉnh không thông báo đã ảnh hưởng đến bên mua. Hóa đơn điều chỉnh kê khai bổ sung vào kì gốc gây bất cập cho kế toán vì phải sửa đi sửa lại tờ khai nhiều lần vì có rất nhiều nhà cung cấp nhưng khi phát hiện sai sót lại không phải tất cả các nhà cung cấp có sai sót cùng phát hiện ra sai một thời điểm, dẫn đến cứ mỗi khi phát hiện ra sai sót lại điều chỉnh. Đại diện VAA cho rằng, điều chỉnh vào kì lập hóa đơn điều chỉnh sẽ tránh mất thời gian của doanh nghiệp và khớp với sổ kế toán hơn. Tuy nhiên, hiện tại chưa quy định rõ thời điểm kê khai thuế đối với hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn thay thế khác kỳ, khác năm đối với hóa đơn gốc có sai sót.
Quy định chi tiết cụ thể có thể làm tăng thủ tục hành chính
Đại diện VAA cũng cho biết, Điểm a Khoản 6 Điều 10 không nên quy định tên hàng hóa dịch vụ phải ghi rõ các thông tin như dự thảo Nghị định đề xuất như: biển kiểm soát phương tiện vận tải, hành trình, cự ly… bởi lẽ trong một lộ trình vận chuyển có nhiều hình thức vận chuyển khác nhau và có nhiều phương tiện vận chuyển được tham gia như Hàng không (tàu bay), đường thủy (tàu biển, tàu, thuyền), đường bộ (tàu hỏa, xe ô tô, xe máy…). Đồng thời quy định chi tiết cụ thể và có nhiều thông tin không nhất thiết cần có trên hóa đơn sẽ làm tăng thủ tục hành chính, tăng chi phí xã hội để tuân thủ pháp luật cũng như chi phí tài nguyên bảo quản, lưu trữ và quản lý hóa đơn và các chi phí khác của quốc gia.
Liên quan đến vấn đề tra cứu thông tin HĐĐT tại điều 48 Dự thảo Nghị định, đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, đối với doanh nghiệp có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp chỉ có 1 bộ phận kế toán ở trụ sở chính thực hiện toàn bộ quá trình quản lý, vận hành chung về hệ thống hóa đơn cho trụ sở chính lẫn chi nhánh phụ thuộc. Tuy nhiên, hiện nay, tài khoản tra cứu của trụ sở chính chỉ tra cứu được hóa đơn đầu vào của trụ sở mà không thể tra cứu được của chi nhánh phụ thuộc. Điều này gây khó khăn cho bộ phận kế toán trong việc kiểm soát, quản lý vận hành hệ thống hóa đơn của doanh nghiệp. Vì vậy, đơn vị này đề xuất bổ sung thêm Khoản 3 tại Điều 48 quy định về cho phép tra cứu dữ liệu hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc với nội dung: “Tài khoản tra cứu hóa đơn do Tổng cục thuế cấp của trụ sở chính được phép tra cứu hóa đơn đầu vào của cả trụ sở chính và cho các chi nhánh phụ thuộc."
Công ty CP MISA đề cập đến quy định tại Khoản 5 Điều 1 (sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP) đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật: tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện lập HĐĐT theo quy định và gửi dữ liệu về cơ quan Thuế. Các thông tin trên hóa đơn gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
Theo MISA, việc quy định gửi dữ liệu hóa đơn taxi về cơ quan Thuế sau mỗi chuyến đi mang tính chất chặt chẽ hơn so với quy định gửi dữ liệu HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền về cơ quan Thuế trong ngày, có thể dẫn đến một số khó khăn trong quá trình thực hiện thực tế. Ví dụ như chi phí nâng cấp phần mềm của các hãng taxi tăng lên, tài xế taxi quên/gặp khó khăn về thao tác thực hiện dẫn đến tắc đường…, từ đó đơn vị có thể bị phạt do chuyển dữ liệu sai thời điểm. Bên cạnh quy định việc chuyển dữ liệu hóa đơn taxi như trên, đại bộ phận các đơn vị sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai chuyển dữ liệu đến cơ quan Thuế đúng hạn (ví dụ nhà hàng, siêu thị hoạt động đến đêm muộn hoặc kinh doanh vào ngày lễ, tết,..). Xuất phát từ thực tế này, đơn vị đề nghị cơ quan quản lý xem xét thay đổi quy định về mặt thời gian chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế của HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền nói chung và việc chuyển dữ liệu hóa đơn taxi nói riêng để tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện.
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics