Doanh nghiệp dược kỳ vọng bứt phá năm 2019
Người cười, kẻ khóc
Theo báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cả năm 2018 của công ty mẹ ước tính đạt khoảng 1.680 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017, vượt 7,7% kế hoạch mà Đại hội cổ đông thường niên (ĐHCĐTN) năm 2018 giao. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 của công ty mẹ ước tính đạt khoảng 105 tỷ đồng, tăng 17,65% so với cùng kỳ năm 2017, vượt 16,7% kế hoạch mà ĐHCĐTN năm 2018 giao
Theo ông Lê Xuân Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, hoạt động kinh doanh của Công ty gồm 2 mảng chính đó là mảng hàng tự sản xuất, đóng góp gần 90% tổng lợi nhuận gộp của Công ty với biên lợi nhuận gộp ước tính bình quân khoảng 25,8% và mảng hàng nhập khẩu ủy thác, chiếm khoảng 6,6% tổng lợi nhuận gộp. Ngoài ra, Công ty còn một số mảng hoạt động phụ trợ khác như kinh doanh nguyên liệu, hàng khai thác, liên kết hợp tác khai thác thương mại.
Động lực tăng trưởng chính của 2 mảng chủ lực của Công ty đến từ việc gia tăng doanh thu ở tất cả các kênh (bệnh viện, nhà thuốc, phòng mạch…) thông qua mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng số lượng khách hàng mới và chiếm thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
Không được khả quan như Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, với Công ty Cổ phần Traphaco, năm 2018 được xem là chưa thành công khi chỉ tiêu doanh thu cơ bản không đạt, kéo theo chỉ tiêu về giá trị hàng sản xuất tại các nhà máy không đạt. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2018, do những điều chỉnh chính sách về thuế thu nhập, mức đóng bảo hiểm xã hội gia tăng cùng với một số nguyên nhân chủ quan nêu trên dẫn đến thu nhập bình quân của người lao động giảm so với cùng kỳ 2017.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của Công ty Cổ phần Traphaco, năm 2018 là năm DN thành công trong việc ra mắt các sản phẩm mới. Ngoài ra, DN cũng mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu phát triển khi ký kết các hợp đồng nghiên cứu tương đương sinh học, ký kết hợp tác với các trường, viện có uy tín như trường Đại học Dược Hà Nội. Chưa kể, Công ty đã đầu tư thành lập 4 chi nhánh, nâng tổng số lên 28 chi nhánh với 27.500 khách hàng nhà thuốc trên toàn quốc.
Động lực tăng trưởng
Dù còn đó nhiều khó khăn về thị trường song theo nhìn nhận của lãnh đạo một số DN, lĩnh vực dược của Việt Nam với tiềm năng lớn sẵn có sẽ là động lực tăng trưởng giúp các DN mạnh dạn đầu tư, đổi mới, sáng tạo. Nói về mục tiêu của DN năm 2019, ông Lê Xuân Thắng cho rằng, DN đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.700 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 1.680 tỷ đồng năm 2018; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 100 tỷ đồng.
Đồng thời, phấn đấu đến hết năm 2020 sẽ phủ kín mạng lưới bán lẻ trên toàn quốc thông qua hệ thống các chi nhánh tại các vùng trọng điểm từ Bắc đến Nam. Song song đó, DN sẽ liên tục đổi mới, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống kiểm nghiệm, nghiên cứu, sản xuất để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng từ cơ quan quản lý và nhu cầu thị trường, không để bị tụt hậu so với các DN trong nước nói riêng và trong khu vực nói chung.
Về phía Công ty Cổ phần Traphaco, DN này đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 2.160 tỷ đồng, trong đó hàng sản xuất, gia công là 1.800 tỷ đồng, hàng khai thác độc quyền 100 tỷ đồng; doanh thu được cộng từ công ty con 260 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 228 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 180 tỷ đồng. Ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco cho rằng, những nền tảng, kinh nghiệm tích lũy được trong năm 2018 sẽ là động lực để Traphaco bước vào năm 2019 với bước chuyển mình để bứt phá. "Mục tiêu năm 2019 của DN là quản trị chuyên nghiệp- tối ưu chi phí- cộng hưởng giá trị- hoàn thành chỉ tiêu”, ông Mã nói.
Còn theo đại diện của Công ty Cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar, năm 2019 DN sẽ củng cố hệ thống phân phối tại thị trường trọng điểm và mở rộng thị trường miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Mekophar sẽ tiếp tục giữ vững các thị trường xuất khẩu, tăng một số mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu ở các nước châu Phi, Đông Nam Á như Moldova, Myanmar, Lào, Nga, Ucraina, Nigeria, Congo, châu Mỹ Latinh nhằm nâng cao thương hiệu của DN, đồng thời đẩy mạnh đấu thầu cung cấp thuốc cho mảng điều trị tại các bệnh viện và các chương trình quốc gia.
Dù tràn đầy quyết tâm song theo thừa nhận của một số DN, hiện còn một số khó khăn nhất định cả chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, đòi hỏi cần có sự phối hợp tháo gỡ. Ông Lê Xuân Thắng cho rằng, hiện DN đang đối diện với một số khó khăn nhất định như công tác đăng ký mới các loại thuốc còn chậm, chưa đạt như kỳ vọng do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó trọng yếu là việc DN phải chờ đợi chính sách quản lý của cơ quan nhà nước là Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế được hoàn thiện.
Một khó khăn nữa mà nhiều DN dược Việt Nam đang gặp phải đó là việc sản xuất còn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Chưa kể, một số rủi ro trước mắt DN kinh doanh dược tiếp tục phải đối mặt như việc các hiệp định FTA có hiệu lực sẽ làm giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc ngoại nhập, giá nguyên liệu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao do tác động từ các chính sách bảo vệ môi trường từ Trung Quốc…
Vậy nên, nhiều DN đề xuất Chính phủ và cụ thể hơn là Cục Quản lý Dược cần có lộ trình hướng dẫn DN trong việc định giá và mức độ tăng giá với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, nhiều DN mong muốn quy trình đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế cần công khai, minh bạch để các DN cạnh tranh công bằng, đồng thời cũng là biện pháp giúp người dân được sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
Tin liên quan
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
15:13 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ 25/11: Bắt đầu Tuần lễ thương mại điện tử với nhiều hoạt động
15:09 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
13:42 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
10:08 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics