Doanh nghiệp đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư
Giá lợn quá cao, lần đầu tiên Việt Nam cho phép nhập khẩu cả lợn sống | |
Đón dòng đầu tư vàng từ FDI: Việt Nam không thể ngồi yên | |
SHB đầu tư vốn đẩy mạnh phát triển Đồng bằng sông Cửu Long |
DN phải chủ động, tận dụng cơ hội để phát triển sau dịch Covid-19. Ảnh: H.Dịu |
Kiến tạo cho "thời điểm vàng"
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổng vốn FDI trong 4 tháng đầu năm chỉ đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng cao hơn so với cùng kỳ. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam đã hiểu rõ, nhìn thấy tiềm năng nên quyết định mở rộng quy mô đầu tư. Không những thế, triển vọng đầu tư nước ngoài sau dịch bệnh ở Việt Nam là rất lớn, xu hướng dịch chuyển làn sóng đầu tư sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng đã bắt đầu.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng DN cần triển khai sớm chiến dịch vận động xúc tiến đầu tư chiến lược ở tầm quốc gia để tiếp cận trực tiếp với các tập đoàn làm chủ các chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, các DN phải chủ động tham gia kiến tạo và vận động đưa các công đoạn sản xuất, kinh doanh phù hợp, có giá trị gia tăng cao hơn vào Việt Nam, phát triển phát triển công nghiệp phụ trợ để kết nối thành chuỗi cung ứng với DN nước ngoài.
Nắm bắt được xu hướng này, ông Hà Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Kim Long cho hay, để tìm kiếm cơ hội hợp tác với các DN FDI cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, Công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng các đơn hàng. Trong cao điểm đại dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu quốc tế bị đứt gãy, Công ty đã nhận nhiều đơn hàng của các DN lớn, tập trung sản xuất, khẳng định được uy tín và chất lượng, nên ông Thắng tự tin cho biết DN có đầy đủ nguồn lực để đón đầu cơ hội từ dịch chuyển đầu tư.
Không chỉ các DN sản xuất muốn tìm cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, các DN cung cấp dịch vụ, hạ tầng trong nước cũng đã lên phương án tìm lợi nhuận từ xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI. Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An và Công ty TNHH Quản lý Khu công nghiệp Sáng tạo Việt Nam (VNIP) đã khởi công dự án Khu công nghiệp Việt Phát với diện tích hơn 1.800 ha tại Long An. Theo lãnh đạo Công ty Tân Thành, Việt Nam được dự báo là điểm đến hấp dẫn, có nhiều cơ hội đón nhận vốn đầu tư dồi dào từ các quốc gia phát triển có trình độ công nghệ cao. Vì thế, dự án được khởi công vào “thời điểm vàng” để chờ đợi đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cần chiến lược để thay đổi
Rõ ràng, xu hướng dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn sẽ đem lại nhiều lợi thế nhưng cũng là một thách thức rất lớn cho các DN Việt Nam. Theo các chuyên gia, xu hướng này đã và đang diễn ra, nên làm sao để trong thời gian ngắn các DN có thể chuẩn bị kịp đầu tư công nghệ, đầu tư hạ tầng để thu hút sự chuyển dịch cũng như sự hợp tác của các DN FDI. Bên cạnh đó, với diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp, việc thu hút dòng dịch chuyển còn cần rất nhiều ở chiến lược cũng như sự chuẩn bị của các cơ quan chức năng. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, các DN sẽ phải kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm hơn; hơn nữa, các cải cách về thế chế, thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh phải là nền tảng để tăng thêm sức hút đối với dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển.
Về phía các DN, khó khăn cũng là rất lớn, trong đó, nguồn lực về vật chất, nguồn nhân lực cũng như định hướng chiến lược để đón đầu cơ hội với nhiều DN vẫn còn rất “mông lung". Theo bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, việc chuyển sản xuất, mua hàng sang quốc gia thứ ba ngoài Trung Quốc đã được các công ty trong mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm từ vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, nhiều DN công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu để đáp ứng việc chuyển giao. Trong khi đó, có nhiều quốc gia có lợi thế hơn hẳn Việt Nam trong việc nhận chuyển giao này như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ...
Bà Trương Thị Chí Bình cho rằng, lý do chính là quy mô DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam rất nhỏ, trung bình dưới 200 lao động, máy móc ít, có vài dây chuyền, trình độ quản lý dừng ở mức thấp nên chỉ đáp ứng được các đơn hàng nhỏ và linh kiện rời, chỉ một vài DN có thể sản xuất cả cụm linh kiện. Trong khi khách hàng chuyển từ Trung Quốc luôn cần sản lượng lớn hoặc sản phẩm phải là cụm linh kiện hoàn chỉnh. Mặt khác, số lượng DN công nghiệp hỗ trợ đạt yêu cầu về chất lượng rất ít, chỉ khoảng 1.000 công ty, so với Trung Quốc là hàng trăm nghìn DN. Thậm chí, với nhiều hạng mục hoàn thiện, DN Việt Nam phải gửi sang Thái Lan hoặc Trung Quốc gia công rồi gửi về, làm chi phí cao thêm.
Ngoài ra, nhiều DN còn chia sẻ, các DN Việt Nam khó cạnh tranh về giá so với Trung Quốc do chi phí còn cộng thêm lãi vay, chi phí không chính thức, khấu hao máy móc, sản xuất chưa tinh gọn… Chính vì thế, các DN kiến nghị cơ quan chức năng cần có những chiến lược để thay đổi, hình thành các chuỗi liên kết, hỗ trợ thêm về tài chính, đào tạo nhân lực chất lượng cao… để có thể chủ động tham gia vào “cuộc chơi” với DN FDI.
Về thông tin Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương” (Nhóm QUAD) gồm: Mỹ, Austrailia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand, được gọi là “Bộ tứ kim cương mở rộng” (QUAD Plus)", ngày 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cho biết: "Vừa qua, Việt Nam đã cùng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand tiến hành điện đàm không chính thức, trong đó, Việt Nam cùng các nước chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, duy trì giao thông và giao thương cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu Covid-19". |
Tin liên quan
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh
13:43 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
08:12 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
Tạm giam 2 đối tượng vận chuyển hàng cấm
Hải quan Cần Thơ thu ngân sách vượt chỉ tiêu 17%
1 tập thể và 2 cá nhân Hải quan Quảng Trị được tặng thưởng Huân chương chiến công
Tiêu hủy hơn 44.000 bao thuốc lá lậu tại Quảng Trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics