Doanh nghiệp dệt may lo phá sản khi một số đối tác từ Mỹ và EU tạm ngừng nhập hàng
Một số đối tác từ hai thị trường xuất khẩu chủ chốt của ngành dệt may tạm ngưng nhập hàng |
Mỹ và EU ngừng NK kéo dài sẽ đẩy không ít DN dệt may Việt Nam vào cảnh khốn khó. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Ông Nguyễn Đình Lập, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trường Phúc Hưng Yên nhìn nhận, việc Mỹ và EU ngừng NK hàng dệt may ảnh hưởng rất lớn đến các công ty may Việt Nam.
Khách hàng huỷ rất nhiều đơn hàng đã đặt, thậm chí hàng đang sản xuất cũng không cho làm nữa. Việc này rất đột ngột nên công ty xoay xở không kịp, dẫn tới việc không có việc làm và phải cho công nhân nghỉ việc.
“Hiện nay dù không có việc nhưng chúng tôi vẫn phải hỗ trợ công nhân 70% tiền lương, để đảm bảo đời sống cho công nhân và giúp họ yên tâm công tác. Chúng tôi đang phải cầm cự chờ hết dịch, thực sự chưa có giải pháp cho doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Lập nói.
Lãnh đạo Công ty Trường Phúc Hưng Yên khẳng định, nếu thời gian tới, ngoài Mỹ và EU còn có thêm cả thị trường khác không NK hàng hóa nữa, khó khăn sẽ chồng chất và DN sẽ phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản. DN kiến nghị Chính phủ hỗ trợ lãi vay ngân hàng và tạm dừng tất cả các loại thuế phí trong năm 2020.
Tổng công ty May 10 là một trong những DN dệt may điển hình XK lớn sang thị trường Mỹ và EU. May 10 hiện nay XK sản phẩm sang Mỹ khoảng 40-45%, EU khoảng 33-40%, còn lại là thị trường Nhật Bản.
Trước tình hình Mỹ và EU tạm ngừng NK hàng dệt may, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhấn mạnh, việc này ảnh hưởng lớn đến tình hình XK của May 10 vào 2 thị trường.
“Trong tháng 2, các DN phải lo NK nguyên phụ liệu để đảm bảo sản xuất được liên tục, đến nay có đủ nguyên phụ liệu thì lại tạm dừng sản xuất và dừng giao hàng những lô hàng đã sản xuất. DN thực sự không mong muốn nhận thêm thông tin về ngừng NK. Nếu việc ngừng này xảy ra ở tất cả các nước thì tổn thất sẽ rất lớn”, ông Việt nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phân tích: Hiện nay, Mỹ đang chiếm tỷ trọng đến 40% và EU khoảng 12% tổng giá trị XK của dệt may Việt Nam. Tổng số 2 thị trường này đã chiếm tỷ trọng trên 50%. Bởi vậy, động thái tạm ngừng NK của Mỹ và EU chắc chắn sẽ tác động mạnh tới XK dệt may thời gian tới.
Theo phản ánh của một số DN, không chỉ giãn đơn hàng, các DN thậm chí còn bị khách hàng cắt đơn hàng. Có DN mất đơn hàng lên tới cả triệu sản phẩm.
“Dự báo nếu tình hình Mỹ và EU ngừng NK dệt may kéo dài nhiều tháng tới, rất nhiều DN ngành dệt may không chịu nổi. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước và sự chia sẻ khó khăn của người lao động, nhiều DN dệt may có nguy cơ phá sản”, ông Cẩm nhận định.
Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị, trong gói hỗ trợ theo tinh thần Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới đây về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 cần trích ra một phần để hỗ trợ DN trả lương cho người lao động trong giai đoạn người lao động phải nghỉ việc.
Ngoài ra, bản thân người lao động cũng nên chia sẻ với DN, chấp nhận mức lương nghỉ việc thấp hơn quy định. Bởi nếu DN đứng trước bờ vực phá sản, người lao động sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ông Việt cũng cho rằng, Nhà nước ngoài chính sách giảm lãi, giảm thuế, giãn nợ cho DN thì nên hỗ trợ tiền lương cho người lao động ở các DN sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày.
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách thương mại vào Mỹ dự đoán "khắt khe" hơn, doanh nghiệp cần làm gì?
08:22 | 19/11/2024 Kinh tế
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics