Dịch Covid-19: Những vấn đề chính trị nhìn từ Trung Quốc và Tây Âu
“Bệnh nhân số 0” ở Trung Quốc mắc Covid-19 từ tháng 11/2019? | |
Số ca tử vong do Covid-19 tại Italy đã lên mức 1.016 người | |
Trung Quốc chuyển trọng tâm sang phòng chống Covid-19 “ngoại nhập” |
Người dân đeo khẩu trang đi làm ở Tokyo, Nhật Bản giữa đợt bùng phát dịch Covid-19. Ảnh: Kyodo. |
Dịch Covid-19 đã lan ra hơn 100 nước trên toàn thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu. Chỉ trong vài tuần vừa qua, số trường hợp xác nhận mắc Covid-19 và các ca tử vong tại Italy, Hàn Quốc, Iran đã tăng mạnh, biến những quốc gia này thành các tâm dịch mới. Đặc biệt tại châu Âu, virus SARS-CoV-2 được nhận định đang lây lan nhanh hơn giai đoạn đỉnh cao của Trung Quốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá rằng cho đến nay, động thái quyết liệt của Trung Quốc là cách duy nhất chứng tỏ được hiệu quả ngăn chặn và hạn chế tối đa virus phát tán, lây lan. Song WHO cũng nhấn mạnh rằng không có một biện pháp nào là đúng cho mọi trường hợp. Sự khác biệt về thể chế là một trong những nguyên nhân đầu tiên. Câu chuyện xử lý khủng hoảng y tế thực sự đang trở thành một thách thức chính trị lớn đối với nhiều quốc gia và nó cũng cho thấy nhiều khía cạnh khác của đời sống chính trị, xã hội của thế giới.
Các nước châu Âu sẽ sớm “chung cảnh ngộ” với Italy?
Giới chuyên gia cho rằng, các nước châu Âu vẫn đang lúng túng và vẫn đang thiếu sự phối hợp trên toàn châu lục. Đức, Pháp, Vương quốc Anh hay Tây Ban Nha được cảnh báo nếu không có những biện pháp quyết liệt thì sẽ lâm vào tình cảnh tương tự Italy.
Giữa bối cảnh toàn bộ đất nước Italy với 60 triệu dân đã bị phong toả và với tốc độ dịch lây lan rất nhanh như hiện nay, giới chuyên gia y tế tại châu Âu nhận định rằng chưa đầy 1 tuần nữa Tây Ban Nha sẽ giống Italy trong khi Pháp sẽ rơi vào tình cảnh tương tự trong 7-9 ngày nữa. Các nước như Đức và Anh có thể cũng “chung cảnh ngộ” vào khoảng 2 tuần nữa. Tất cả những điều này buộc chúng ta phải đặt câu hỏi là tại sao các nước châu Âu đã không thể tránh được số phận giống như tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc dù đã có hơn 1 tháng, thậm chí là gần 2 tháng để chuẩn bị, sau khi Trung Quốc công bố dịch?
Có nhiều nguyên nhân cho cuộc khủng hoảng y tế này, từ các lỗ hổng trong việc kiểm soát những ca nhiễm đầu tiên, hệ thống y tế xuống cấp hay việc châu Âu có một biên giới mở giữa các nước thuộc khối Schengen, cho đến cách đây vài ngày, đa số người dân các nước châu Âu vẫn không thực sự cảnh giác với dịch Covid-19 và nhiều người vẫn cho rằng dịch bệnh này chỉ là một dạng cúm nặng.
Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất là bản thân chính phủ các nước Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và kể cả Đức đã không hề có các biện pháp quyết liệt nào ngay từ đầu. Họ quá lo ngại về các tác động kinh tế, và như ở Pháp, điều này còn liên quan đến các tính toán chính trị vì ngày 15/3 là thời điểm diễn ra bầu cử địa phương tại quốc gia này. Họ chần chừ không dám đưa ra các biện pháp mạnh vì sợ gây ra hoảng sợ trong dân chúng và khiến kinh tế lao dốc.
Ngoài ra, cũng cần nhìn nhận khách quan rằng các nước châu Âu không có kinh nghiệm đối phó với các đại dịch liên quan đến bệnh truyền nhiễm này. Các kế hoạch được chính phủ Pháp hay Anh đưa ra áp dụng đều đã được xây dựng từ cách khoảng chục năm, sau dịch cúm mùa H1N1 năm 2009.
Trong 10 năm đó, hệ thống y tế hay các cơ sở nghiên cứu các nước này đều có những thay đổi lớn và nhiều thay đổi trong số đó theo hướng tiêu cực, do bị cắt giảm nguồn tài chính và nhân lực. Như tại Pháp, đại dịch xảy ra đúng vào thời điểm mà hệ thống bệnh viện công nước này chịu sức ép quá tải lớn nhất trong nhiều năm qua. Cách đây 3 tháng, nhiều y, bác sỹ Pháp, đặc biệt ở các khoa cấp cứu, còn đình công và xuống đường biểu tình liên tục vì quá thiếu thốn phương tiện và nhân lực.
Ở tầm cao hơn thì EU cho đến nay cũng đã không đưa ra được bất cứ một chiến lược chung nào để tất cả các nước cùng bắt tay ngăn chặn dịch. Các lãnh đạo EU đã họp ít nhất là 5 lần trong vòng nửa tháng qua, từ cấp Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Nội vụ cho đến cấp Nguyên thủ nhưng các quyết định đưa ra hầu hết là để trợ giúp kinh tế, như việc lập quỹ 25 tỷ euro hay việc tài trợ 140 triệu euro nghiên cứu vaccine.
Các kế hoạch ngăn chặn dịch lây lan trên thực địa hoàn toàn không có sự phối hợp, mỗi nước có một cách riêng, dù châu Âu là một khối không có biên giới. Nói chung, dù biện hộ cách nào thì đến thời điểm này châu Âu cũng đã thất bại trong việc ngăn chặn dịch.
Khi tâm dịch Covid-19 chuyển từ châu Á sang châu Âu
Đầu tháng 2, khi dịch virus corona mới lan nhanh tại Vũ Hán – Trung Quốc, tâm lý kỳ thị có mặt ở khắp nơi. Sự kỳ thị này đến từ chính những quốc gia giờ đây đang oằn mình chống chọi với loại virus SARS-CoV-2. Có một nghịch lý là khi các quốc gia phương Tây cũng bị dịch tấn công, họ đã phải tham khảo cách chống dịch của châu Á. Trường hợp phong tỏa cả nước Italy chưa có tiền lệ là minh chứng rõ nhất.
Trên thực tế, dịch Covid-19 bây giờ đã là đại dịch toàn cầu và tâm dịch đã chuyển từ châu Á sang châu Âu. Điều này có lẽ sẽ thay đổi đôi chút những gì mà báo chí và truyền thông châu Âu, hay phương Tây nói chung, viết về dịch Covid-19. Bởi lẽ trong thời gian đầu, khi Trung Quốc oằn mình chống chọi với dịch thì phương Tây đã chính trị hoá rất nặng vấn đề này. Hầu như toàn bộ truyền thông phương Tây đã lao vào tấn công Trung Quốc, từ việc chỉ trích Trung Quốc không minh bạch, độc đoán, cho đến việc vẽ nên những thảm cảnh tồi tệ ở các tâm dịch ở Trung Quốc.
Sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc trong cuộc sống cũng diễn ra rất nhiều. Nhiều người châu Á, gồm cả người Trung Quốc và người Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, bị kỳ thị và xúc phạm ngoài đường. Người nào đeo khẩu trang thì bị nhìn ác cảm, thậm chí bị tấn công. Tất cả những điều đó là hậu quả của sự chính trị hoá đợt dịch bệnh này.
Việc Italy phải phong toả giống như Trung Quốc là một ví dụ rất khó chấp nhận với châu Âu, vì động thái này là một lời thừa nhận rằng cách quản trị khủng hoảng của các nước châu Âu đang thất bại.
Trung Quốc “viết lại câu chuyện về virus corona”
Gần đây, Trung Quốc nhận được nhiều lời khen vì thành công trong các biện pháp quyết liệt ngăn chặn dịch. Từ chuyện xây bệnh viện dã chiến chỉ trong 3 ngày cũng như quyết liệt ngăn chặn dịch cho thấy vấn đề thể chế cũng như sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh đòi hỏi một vị thế cân bằng hơn trong quan hệ với phương Tây. Trong bối cảnh số ca nhiễm mới liên quan đến dịch Covid-19 giảm, Trung Quốc đang tìm cách lấy lại hình ảnh quốc gia khi đang “viết lại câu chuyện về virus corona” bằng nhiều cách khác nhau.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019 đến nay, nước này đã có hơn 80.000 người bệnh. Vào thời kỳ đầu dịch bệnh, cái tên Vũ Hán và Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh, đôi khi là cả sự chế giễu đối với phần còn lại của thế giới. Nhưng chỉ sau đó hơn 2 tháng, phần còn lại của thế giới đang lặp lại bi kịch của chính Trung Quốc với khoảng 45.000 ca nhiễm. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đây là "đại dịch toàn cầu" để cho thấy mức độ lây lan khủng khiếp của dịch bệch, nhưng nếu các quốc gia không coi trọng đúng mức, số ca bệnh của phần còn lại thế giới sẽ sớm vượt Trung Quốc.
Cách thức chống dịch của Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn được WHO đánh giá là hiệu quả dù phải hy sinh rất nhiều về kinh tế và sự tự do đi lại của người dân khi mà mọi hoạt động vui chơi, sản xuất đều bị đình đốn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lần thị sát Vũ Hán mới đây đã phải cảm ơn nhân dân thành phố hơn 11 triệu dân này, và khẳng định, chính nhờ sự hy sinh của họ mới có được những kết quả của Trung Quốc ngày hôm nay. Ông cho rằng, hành động của người dân Vũ Hán đã cho thấy "sức mạnh, tinh thần" Trung Quốc.
Mặc dù vậy, những gì Trung Quốc làm được vẫn không thể thay đổi những quan điểm kỳ thị đối với nước này, khi nhiều người vẫn gọi virus SARS-CoV-2 là corona Vũ Hán hoặc virus Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần phản đối điều này, cho đây là hành vi vô trách nhiệm, bôi nhọ Trung Quốc và gọi đây là hành động tung ra các “virus chính trị” hay “virus thông tin”.
Trong bối cảnh bị chỉ trích vì đã chậm trễ trong việc công khai dịch bệnh thời gian đầu, nhưng đến nay có thể nói Trung Quốc tạm ghi điểm với cách xử lý khoanh vùng dập dịch nhanh chóng.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics