Facebook Twitter youtube Tiktok

Thông tin đơn vị gửi câu hỏi

  • Sim Kỷ niệm
  • Hà Nội
  • 0318138138

Câu hỏi tư vấn

(15-08-2019 09:08)
  • Chính sách nhập khẩu
  • Đề nghị cơ quan hải quan cho doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi khi DN cung cấp đầy đủ C/O ưu đãi gốc.
  • - Đối với các lô hàng nhập khẩu được hưởng thuế xuất ưu đãi theo các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, việc xác minh các C/O ưu đãi do doanh nghiệp nộp còn nhiều bất cập (theo nhận định chủ quan của cán bộ kiểm tra), gây khó khăn cho doanh nghiệp: + Thứ nhất là tần suất xác minh quá nhiều, kể cả với những C/O được cấp điện tử, có thể tra cứu được dữ liệu trên hệ thống. Lý do yêu cầu xác minh đa phần là do chữ ký không giống với chữ ký mẫu, trong khi trên thực tế chữ ký của cùng một người không thể lúc nào cũng có thể ký giống hệt nhau. Trường hợp C/O bị lỗi do đánh máy, hải quan không chấp nhận thì sau khi khách hàng xin cấp mới và thu hồi C/O cũ nhưng số C/O thay đổi, thì hải quan lại yêu cầu xác minh...
    + Thứ hai là thời gian xác minh quá lâu, không biết khi nào có kết quả dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu đóng mức thuế thông thường cho đến khi C/O ưu đãi được xác minh. Doanh nghiệp không biết khi nào mới được hoàn lại khoản thuế đã nộp do không được hưởng thuế suất ưu đãi từ C/O ưu đãi nói trên. Thực tế nhiều doanh nghiệp phải đi vay để nộp khoản thuế này, gây khó khăn, phát sinh nhiều chi phí, thủ tục, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Đề nghị cơ quan hải quan cho doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi khi DN cung cấp đầy đủ C/O ưu đãi gốc. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của C/O, thì cơ quan hải quan có thể tiến hành các thủ tục thẩm tra theo qui định, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp có văn bản cam kết nếu sau này kết quả xác minh C/O do DN cung cấp không đúng thì DN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, cơ quan hải quan sẽ truy thu thuế và có thể qui định các chế tài xử phạt thật nặng. Hoặc có thể đưa vào kiểm tra sau thông quan...Thực hiện việc này cũng là đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp tự kê khai tự chịu trách nhiệm, giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm, quản lý rủi ro…
    - Cần qui định cụ thể về thời gian kết quả xác minh.

Trả lời tư vấn

(17-12-2019 09:35)
  • Tổ tư vấn Pháp luật Báo Hải quan
  • Liên quan đến vấn đề bạn đọc hỏi, Tổ TVPL Báo Hải quan xin trả lời như sau:

    1. Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

    - Việc kiểm tra hình thức, nội dung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 14, điều 15, điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định nêu trên, trong quá trình kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hải quan với các tiêu chí thể hiện trên C/O, trường hợp Cơ quan hải quan có nghi ngờ tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) như:Có dấu hiệu giả mạo chữ ký, con dấu trên C/O, sự không phù hợp giữa thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O hay qua kiểm tra thực tế (nếu có) phát hiện xuất xứ thể hiện trên hàng hóa có khác biệt so với khai báo..., cơ quan hải quan tiến hành xác minh C/O theo quy định.

    - Cục Hải quan TP Đà Nẵng chưa thực hiện xác minh trường nào C/O điện tử được truyền qua hệ thống một cửa Asean.

    2.Đối với trường hợp C/O cấp thay thế:

    - Hiện nay, tùy theo từng Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, có những Hiệp định quy định C/O được cấp thay thế và có những Hiệp định không quy định việc C/O được cấp thay thế. Do đó, đối với Hiệp định FTA đã quy định việc cấp C/O thay thế đề nghị Doanh nghiệp căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để thực hiện.

    Đối với những trường hợp Hiệp định chưa quy định việc cấp C/O thay thế thì đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại điểm 3 Công văn số 887/TCHQ-GSQL ngày 08/02/2013: “ Đối với các trường hợp cấp C/O mới nhưng thủ tục kiểm tra xuất xứ liên quan không có quy định về việc cấp lại, cấp thay thế, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O phải có thư xác nhận/ thông báo việc cấp thay thế. Riêng đối với C/O mẫu AK do Hàn Quốc cấp điện tử, cơ quan hải quan chấp nhận C/O có thể hiện nội dung thông báo cấp thay thế trên C/O mà không cần có thư xác nhận”. Các trường hợp này, các Cục Hải quan báo cáo về Tổng cục Hải quan để xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

    3. Thời gian xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

    - Thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: “Quá trình xác minh (bao gồm cả việc đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180) ngàykể t ngày Tổng cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn. Quá thời hạn này mà không nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan thực hin từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

    Trường hợp cơ quan hải quan nhận thông báo kết quả xác minh quá thời hạn quy định tại Khoản này, cơ quan hải quan xem xét chp nhận hoặc không chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa căn cứ trên cơ sở kết qu xác minh, giải trình của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu. Giải trình của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xut khu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu phải chi tiết và lý giải được những vấn đ mà cơ quan hải quan đã đưa ra và phải được gửi trực tiếp bằng văn bản đến Tổng cục Hải quan.

     - Việc xác minh do Tổng cục Hải quan thực hiện,Cục Hải quan TP Đà Nẵng sẽ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan để xử lý. Tuy nhiên, Cục Hải quan thường xuyên có văn bản nhắc Tổng cục Hải quan trả lời về kết quả xác minh.

    4. Áp dụng mức thuế suất trong thời gian xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

    - Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018: Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan khai thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường đối với trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc cơ quan hải quan áp dụng mức thuế suất nhập khẩu theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình kiểm tra sau thông quan.

    - Như vậy, việc doanh nghiệp đề nghị được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi cơ quan hải quan tiến hành xác minh C/O là không phù hợp với quy định.

Lọc theo danh mục

Gửi câu hỏi của bạn

Tên cá nhân/tổ chức:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Email:
Danh mục:
Chính sách nhập khẩu
Chính sách thuế
Chính sách xuất khẩu
Chính sách xuất nhập cảnh
Hoàn thuế GTGT cho du khách
Thủ tục hải quan
Tiêu đề:
Câu hỏi của bạn:
* Nhập tất cả các trường
Phiên bản di động