COVID-19 và cú hích chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam
Học sinh học trực tuyến trong giai đoạn nghỉ vì dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Dịch COVID-19 khiến cho lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục học sinh được nghỉ ba tháng liền giữa năm học, cả nước học trực tuyến. “Đây đã thực sự trở thành cú hích cho ngành thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục,” ông Huỳnh Quang Long, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng nói.
Bước qua vùng an toàn
Thực hiện chỉ đạo quyết liệt phòng chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ giữa tháng Hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định cho học sinh ở tất cả các bậc học trên toàn quốc nghỉ học.
Trong thời gian ba tháng nghỉ vì dịch bệnh, ngành giáo dục đã kêu gọi toàn ngành thực hiện phương châm tạm dừng đến trường nhưng không dừng học. Theo đó, tất cả các địa phương trên cả nước đã triển khai dạy và học trực tuyến với nhiều hình thức: Dạy trên truyền hình, mạng internet...
Giáo viên nỗ lực tìm tòi các phần mềm dạy học trực tuyến. Học sinh khắc phục mọi khó khăn để học. Ở những vùng núi, nhiều học sinh đã phải di chuyển cách nhà hàng cây số để “hứng” sóng internet, dựng lều tạm để học bài. Các phụ huynh cũng tích cực vào cuộc đồng hành cùng giáo viên và nhà trường để hỗ trợ con học tập như đầu tư trang thiết bị, nhắc nhở con giờ học tại nhà...
Là một địa phương có thu nhập trung bình, trong đó có các khu vực vùng núi khó khăn, ông Huỳnh Quang Long nhận thấy rất rõ sự nỗ lực của giáo viên để có thể tiếp cận internet, mang bài giảng đến với học sinh qua hệ thống số.
“Nhiều giáo viên trước đó chưa từng dạy trực tuyến, rất ngại tìm hiểu công nghệ thông tin nhưng trong giai đoạn đặc biệt đó, các thầy cô đã vượt lên chính mình, bước qua vùng an toàn để cập nhật công nghệ mới. Từ những lóng ngóng ban đầu, họ đã dần làm chủ các lớp học trực tuyến một cách thuần thục hơn, hiệu quả hơn,” ông Long chia sẻ.
Cũng theo ông Long, việc dạy và học trực tuyến đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa thực sự sâu rộng cho đến khi có “cú hích” từ dịch COVID-19.
Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 29/9 cho thấy việc học trực tuyến trong giai đoạn COVID-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có tới gần 80% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
“Đây là lần đầu chúng ta thực hiện dạy và học trực tuyến trên phạm vi cả nước,” Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định chuyển đổi số trong giáo dục là nhiệm vụ đột phá của ngành trong những năm tới. (Ảnh: PV)
Với sự nỗ lực của toàn ngành và sự đồng hành của phụ huynh nên dù không đến lớp, học sinh vẫn duy trì được nề nếp học tập và vẫn nắm vững kiến thức. Các em ở nhà ba tháng nhưng kế hoạch năm học chỉ bị lùi một tháng. Thậm chí tại Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), việc dạy trực tuyến được thực hiện triệt để ở tất cả các môn trong suốt quá trình nghỉ nên học sinh vẫn kết thúc năm học theo đúng kế hoạch.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục
Từ hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến trong đợt dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa dạy và học trực tuyến thành một phần trong chương trình giáo dục thường xuyên của các nhà trường.
Việc dạy và học trực tuyến trên quy mô toàn quốc cũng giúp ngành giáo dục thấy được lỗ hổng hành lang pháp lý trong vấn đề này như cách tính học phí, việc công nhận học phần, nền tảng công nghệ... Bộ đã lập tức soạn thảo thông tư về quy chế dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông và dự kiến sẽ đưa vào áp dụng từ năm học tới.
Ông Tô Hồng Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đây là lần đầu tiên bộ có quy chế chính thức cho việc thực hiện phương thức dạy học này. Điều đó thể hiện quyết tâm của ngành trong việc thực hiện tốt, làm bài bản, có căn cứ pháp lý. “Dạy học trực tuyến sẽ là một phần của hoạt động dạy học trong nhà trường chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế chỉ được áp dụng khi học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh như giai đoạn vừa qua,” ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, để thực hiện mục tiêu này cần có sự vào cuộc của các địa phương trong việc trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có chính sách riêng với các vùng khó khăn như phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các công ty công nghệ để hỗ trợ về đường truyền internet, phần mềm dạy học…
Đẩy mạnh dạy học trực tuyến là một phần quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của ngành giáo dục nhằm thực hiện Quyết định 749 của Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó giáo dục là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên. Mục tiêu cụ thể được đặt ra là 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó có thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh ngành giáo dục đào tạo xác định chuyển đối số có vai trò rất quan trọng để triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo. “Đây là nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo coi là đột phá trong những năm tới đây,” ông nói.
Cũng theo ông Nhạ, thực hiện tốt chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo sẽ góp phần triển khai thành công chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp cho nền kinh tế số, xã hội số và hình thành quốc gia số.../.
Tin liên quan
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính
08:18 | 10/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
16:44 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô
15:56 | 20/11/2024 Xe - Công nghệ
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng
16:26 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11
14:22 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội
19:24 | 16/11/2024 Xe - Công nghệ
Taxi bay: Bước đột phá trong lĩnh vực giao thông của Hàn Quốc
08:58 | 13/11/2024 Xe - Công nghệ
Ưu đãi lệ phí trước bạ giúp thị trường ô tô tăng nhiệt
14:05 | 12/11/2024 Xe - Công nghệ
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới
07:44 | 12/11/2024 Xe - Công nghệ
Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng
16:20 | 11/11/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics