Có nên thay đổi cách kiểm soát "room" tín dụng của các ngân hàng?
![]() | Có nên "nới room” cho nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam? |
![]() | Ngân hàng vẫn chờ thêm “room” tín dụng |
![]() | Tín dụng tăng tốc, ngân hàng cần nới “room” |
![]() |
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn vay, do đó bỏ hạn mức tín dụng sẽ gây nhiều bất ổn tới hệ thống ngân hàng. Ảnh: ST |
Cơ chế "xin- cho"
Trong năm 2021, có ít nhất 2 lần cơ quan quản lý tiền tệ thực hiện nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho các ngân hàng. Vì thế, nhiều ngân hàng đã được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20% như TPBank, Techcombank, MSB, MB… trong khi nhóm ngân hàng TMCP có vốn nhà nước thì Vietcombank được nới “room” tín dụng mạnh nhất lên 15%, BIDV lên 12% và VietinBank là 12,5%. Tính trung bình, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%, gần sát với mức tăng trưởng tín dụng cả năm vừa được NHNN dự báo khoảng 14%.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, hạn chế lớn nhất của chính sách tiền tệ năm 2021 là việc điều hành tín dụng vẫn theo cơ chế xin - cho bằng cách cấp “room” tín dụng cho các ngân hàng. Theo vị này, mặc dù NHNN giải thích việc cấp “room” tín dụng là để kiểm soát tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, nhưng NHNN nên sử dụng các công cụ thị trường hơn. Đặc biệt, việc cấp “room” tín dụng cho từng ngân hàng không còn phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Đại diện một số ngân hàng cũng chia sẻ, không phải tổ chức tín dụng nào cũng được NHNN điều chỉnh trần tín dụng ngay khi có đơn xin tăng, hạn mức cấp cũng không dồi dào. Hơn nữa, việc nới “room” tại mỗi ngân hàng là khác nhau do cơ quan quản lý dựa vào nhiều tiêu chí, ngân hàng nào tốt thì được hạn mức cao hơn. Các tiêu chí xét duyệt tín dụng của NHNN có thể kể đến như mức độ dồi dào vốn chủ sở hữu (hệ số CAR), năng lực quản trị rủi ro (thể hiện qua việc tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III, IFRS 9...), mức độ hỗ trợ xã hội trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn thông qua miễn giảm lãi suất và phí.
Mới đây, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành Vietcombank đề xuất căn cứ hiệu quả hoạt động, năng lực quản trị rủi ro, NHNN nên cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được chủ động về quy mô tăng trưởng tín dụng hàng năm.
Cùng quan điểm, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, về lâu dài, cơ quan điều hành cần quản lý các ngân hàng bằng các chỉ số tài chính thay vì công cụ hành chính là trần tăng trưởng tín dụng.
Cần để kiểm soát rủi ro
Chia sẻ với báo chí về việc đặt hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, quy mô tín dụng của Việt Nam đang chiếm trên 140% GDP, nghĩa là nền kinh tế vẫn đang phụ thuộc lớn vào vốn vay ngân hàng, nên nếu bỏ trần hạn mức sẽ gây ra nhiều bất ổn. Theo vị này, nếu quản lý không tốt, tăng trưởng tín dụng thiếu hài hòa, bất hợp lý sẽ tạo ra sự bất ổn với các ngân hàng thương mại.
“Cứ hình dung 1 năm tín dụng tăng vài chục %, chất lượng tín dụng không đảm bảo thì chỉ sau 1-2 năm, nợ xấu lại dâng lên nên phải kiểm soát, vừa đảm bảo cung ứng vốn vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát", Phó Thống đốc nêu rõ.
Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cũng cho rằng, phương thức áp trần tín dụng có thể thay đổi ở tương lai, trong điều kiện thị trường phát triển, vốn đầu tư trung và dài hạn được giải ngân ở thị trường tài chính, không phải huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn như hiện nay.
Tính đến 22/12/2021, theo công bố của NHNN, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020. Trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Vì thế, tín dụng được dự báo sẽ có đà tăng trở lại sau một thời gian "ảm đạm" bởi đại dịch. Do đó, các ngân hàng kỳ vọng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2022 sẽ tiếp tục “rộng rãi” và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường theo đúng mục tiêu đề ra.
Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Nhưng trong chỉ thị vừa được gửi đến các ngân hàng thương mại, Thống đốc NHNN yêu cầu toàn ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.
Tin liên quan

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế
16:14 | 25/04/2025 Hải quan

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy
20:14 | 16/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Nới lỏng chính sách và tín dụng tạo cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội
15:32 | 11/04/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba
09:59 | 25/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá
14:54 | 23/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu
14:27 | 23/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán
12:22 | 23/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế
10:45 | 23/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới
16:40 | 22/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương
15:50 | 22/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Điều kiện được xóa nợ thuế?
14:03 | 22/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Tiền làm thêm giờ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
15:35 | 21/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi
22:26 | 18/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách
21:53 | 17/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu
21:50 | 17/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
15:02 | 17/04/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Phát hiện thêm đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

Xuất khẩu qua nền tảng số - “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

Chi cục Thuế Khu vực I: đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử tới hộ kinh doanh

Kê khai khoản chiết khấu theo sản lượng mua bán

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Hiện đại hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Cục Hải quan thông tin về 4 vụ bắt giữ vàng và ma túy trong tháng 4

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng

FAST500 năm 2025: Tôn vinh doanh nghiệp Việt trỗi dậy giữa nghịch cảnh
