Cơ hội mới để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu
Sau Hội nghị thượng đỉnh BRICS gần đây nhất vào năm 2022, ý tưởng mở rộng nhóm đã được củng cố và dự kiến sẽ có thêm nhiều nước gia nhập BRICS trong năm nay. Ba quốc gia đã chính thức đăng ký gia nhập BRICS (gồm Argentina, Algeria và Iran) và một số quốc gia khác đang xem xét công khai động thái tương tự gồm Indonesia, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nigeria và Mexico.
Các nước BRICS chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Xét về GDP theo sức mua tương đương (PPP), Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất, Ấn Độ đứng thứ 3, Nga đứng thứ 6 và Brazil đứng thứ 8. BRICS hiện chiếm 31,5% GDP PPP toàn cầu, trong khi tỷ lệ của Nhóm G7 đã giảm xuống còn 30%. Các nước BRICS dự kiến sẽ đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030, và với việc mở rộng BRICS thì mục tiêu này gần như chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. Thương mại song phương giữa các nước BRICS cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, xung đột tại Ukraine đã đưa các nước BRICS xích lại gần nhau hơn về mặt chính trị.
Tuy nhiên, hai công cụ quan trọng nhất do BRICS tạo ra phải kể đến là Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng (CRA). Công cụ đầu tiên là để tài trợ cho một số dự án phát triển, chú trọng đến tính bền vững và được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho Ngân hàng thế giới (WB). Công cụ thứ hai có thể trở thành một quỹ thay thế cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Hiện tại, một trong những thách thức chiến lược lớn đối với các nước đang phát triển là tạo ra các lựa chọn thay thế cho sự “thống trị” của đồng USD. Hầu như hằng tuần đều xuất hiện một thỏa thuận mới giữa các quốc gia để bỏ qua đồng USD, chẳng hạn như thỏa thuận được Brazil và Trung Quốc công bố gần đây. Hiện một đơn vị của BRICS đang làm việc để đề xuất loại tiền dự trữ riêng cho 5 quốc gia – loại tiền tệ này có thể dựa trên vàng và các hàng hóa khác. Dự án được gọi là R5 vì sự trùng hợp ngẫu nhiên là tất cả các loại tiền tệ của các quốc gia BRICS đều bắt đầu bằng chữ R: Renminbi (Nhân dân tệ), Ruble, Reais, Rupee và Rands. Điều này sẽ cho phép các quốc gia này dần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương mà không cần sử dụng đồng USD và cũng làm giảm tỷ lệ dự trữ USD quốc tế.
Một tiềm năng khác chưa được khai thác cho đến nay là việc sử dụng CRA (quỹ tổng trị giá 100 tỷ USD) để giải cứu các quốc gia vỡ nợ. Khi dự trữ quốc tế của một quốc gia không còn đồng USD nào (và quốc gia đó không thể giao dịch ở nước ngoài hoặc trả các khoản nợ nước ngoài), quốc gia đó buộc phải yêu cầu IMF cứu trợ. Khi đó, IMF sẽ tận dụng sự tuyệt vọng và thiếu các lựa chọn của quốc gia đó để áp đặt chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Hiện nay, các quốc gia như Argentina, Sri Lanka, Pakistan, Ghana và Bangladesh đang ở trong tình trạng tồi tệ về dự trữ quốc tế, nếu họ được tiếp cận CRA với các điều kiện trả nợ tốt hơn, đây sẽ là một bước đột phá chính trị đối với BRICS khi nhóm sẽ bắt đầu chứng tỏ khả năng xây dựng các giải pháp thay thế cho quyền làm chủ cuộc chơi tài chính của Mỹ và Liên minh châu Âu.
Việc tái cấu trúc và mở rộng NDB và CRA sẽ là một thách thức lớn, song cũng chính là cơ hội lớn để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu.
Tin liên quan
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô
15:56 | 20/11/2024 Xe - Công nghệ
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giải mã những lựa chọn nhân sự cho Nhà Trắng thời Donald Trump 2.0
09:52 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triển vọng cuộc gặp giữa lãnh đạo ba bên Mỹ-Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC 2024
09:40 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ
09:39 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics