Facebook Twitter youtube Tiktok

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Trước những biến động phức tạp của thương mại toàn cầu và nguy cơ gian lận xuất xứ gia tăng, Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 09/CT-BCT nhằm siết chặt quản lý hoạt động cấp và kiểm soát xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu Điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA Gỡ vướng khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chỉ thị đưa ra loạt biện pháp tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ Công Thương nhằm giảm thiểu rủi ro bị điều tra lẩn tránh thuế, đảm bảo uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang bước vào giai đoạn thực thi sâu rộng.

Chuyển đổi quản lý C/O trong bối cảnh mới

Theo chỉ đạo, Cục Xuất nhập khẩu chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025.

Cục cũng được giao nhiệm vụ phối hợp triển khai hệ thống cấp C/O không ưu đãi, chứng nhận xuất xứ dựa trên cơ chế tự chứng nhận (REX) và giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ (CNM) để đảm bảo thông suốt, không làm gián đoạn dòng chảy thương mại.

Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu tham mưu ban hành văn bản đề nghị các bộ, ngành liên quan, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tăng cường công tác quản lý, giám sát nguồn nguyên liệu đầu vào. Mục tiêu là bảo đảm hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và xuất xứ theo quy định của thị trường nhập khẩu.

Liên ngành vào cuộc bảo vệ hàng Việt

Chỉ thị nêu rõ yêu cầu phối hợp giữa Cục Xuất nhập khẩu và Cục Hải quan trong kiểm tra, xác minh xuất xứ nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu. Đồng thời sẽ thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa hai bên để nâng cao hiệu quả giám sát.

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn
Ảnh minh họa.

Cục Xuất nhập khẩu được giao chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường việc cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt xác định tiêu chí xuất xứ theo quy tắc cụ thể mặt hàng từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu với hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp cần thiết, Cục đề xuất các biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong cấp C/O theo hướng văn minh, hiện đại, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu rà soát các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến xuất xứ hàng hóa để đề xuất xây dựng cơ chế phù hợp. Đồng thời, phối hợp giám sát, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, kịp thời đề xuất giải pháp xử lý trong bối cảnh mới.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số được giao phối hợp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống eCoSys, đảm bảo việc cấp C/O không ưu đãi và ưu đãi được thực hiện hiệu quả. Đồng thời, Cục nghiên cứu bổ sung tính năng xử lý dữ liệu để phục vụ hoạt động rà soát, kiểm tra, đánh giá hồ sơ cấp C/O, góp phần số hóa quy trình cấp và kiểm tra thông tin doanh nghiệp.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các nước nghiên cứu cơ chế, quy định về xuất xứ hàng hóa sở tại, cung cấp thông tin cho Cục Xuất nhập khẩu để hoàn thiện quy định trong nước. Đồng thời, Vụ chủ trì phối hợp theo dõi chính sách các nước liên quan đến xuất xứ hàng hóa, phòng vệ thương mại và cung cấp thông tin kịp thời cho các đơn vị chức năng…

Với yêu cầu ngày càng cao về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa từ các thị trường, việc chủ động siết chặt xuất xứ là bước đi cần thiết để hàng hóa Việt Nam tránh bị áp thuế trừng phạt, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn.

Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh doanh nghiệp Việt ngày càng hội nhập sâu, chính sách kiểm soát xuất xứ không chỉ là rào chắn mà còn là tấm lưới an toàn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giữ vững niềm tin từ các đối tác quốc tế.

HOA BÙI

Tin liên quan

Khai phá thị trường toàn cầu nhờ B2B xuyên biên giới

Khai phá thị trường toàn cầu nhờ B2B xuyên biên giới

Với thương mại điện tử (TMĐT) B2B (giao dịch trực tuyến giữa hai doanh nghiệp), doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển mình, từ mô hình truyền thống sang số hóa, tiếp cận thị trường quốc tế nhanh và chủ động hơn.
Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 5/2025.
Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Gần 5.000 sản phẩm áo thun dài tay, dép có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hàng nổi tiếng như: Crocs Chanel, Dior, Loewe và dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, Thái Lan vừa bị Đội 1 (Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan) phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa phát đi cảnh báo khẩn về các quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là tại các nước Bắc Âu – nơi nổi tiếng với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Không chỉ ngành ca cao, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, thủy sản và cả hàng chế biến có thành phần nông sản đều đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng, nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về tính bền vững và truy xuất nguồn gốc.
Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD

Theo số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan, trong tháng 5 vừa qua, xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đã mang về hơn 1,4 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước.
Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14–16 tỷ USD.
Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương đang phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức một sự kiện giao thương quốc tế lớn vào giữa tháng 7/2025, nhằm mục tiêu kết nối trực tiếp các doanh nghiệp nước ngoài với địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. Sự kiện dự kiến diễn ra tại TP. Đông Hà, với mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm vùng và tạo động lực phát triển cho toàn khu vực.
Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp ứng phó trước sức ép tăng thuế từ Mỹ

Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp ứng phó trước sức ép tăng thuế từ Mỹ

Ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá cao chưa từng có tại thị trường Mỹ. Mức thuế sơ bộ hiện tại là 10%, nhưng nếu quá trình điều tra và đàm phán không đạt kết quả tích cực, thuế suất có thể bị đẩy lên tới 35–46%. Trước diễn biến này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lê Quang Minh (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội) nhằm làm rõ tác động và đề xuất hướng ứng phó hiệu quả cho ngành tôm Việt Nam.
Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Ngành sầu riêng đang tăng trưởng xuất khẩu nhanh, đạt trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024, nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu về chất lượng, chuỗi cung ứng và kiểm soát đầu vào. Tại Hội thảo do Báo Tiền Phong tổ chức, các chuyên gia cảnh báo nếu không kịp thời điều chỉnh, ngành hàng này có thể đối mặt với rủi ro mất thị trường.
Thép cốt bê tông Việt Nam dính án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Mỹ

Thép cốt bê tông Việt Nam dính án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Mỹ

Ngày 4/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị tiến hành điều tra về chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép cốt bê tông nhập khẩu từ Việt Nam. Đề nghị này không chỉ nhắm vào Việt Nam mà còn bao gồm cả Algeria, Bulgaria và Ai Cập. Hồ sơ này do Hiệp hội Thép cốt bê tông Hoa Kỳ đưa ra.
TP.Hồ Chí Minh: Hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

TP.Hồ Chí Minh: Hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Chỉ tính riêng tháng 5/2025, hàng hóa xuất khẩu qua các cảng TP. Hồ Chí Minh tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả ấn tượng trong nhiều năm qua.
Ngành gỗ Việt Nam: tìm  hướng đi mới để tồn tại

Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang trải qua những biến động chưa từng có. Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những hướng đi mới, không chỉ để tồn tại mà còn định vị lại vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu. Sự thay đổi chiến lược, tập trung vào phát triển bền vững và đa dạng hóa thị trường đang trở thành kim chỉ nam cho hành động.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án nuôi tôm hùm lớn tại Phú Yên

Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án nuôi tôm hùm lớn tại Phú Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Sapien Việt Nam và đối tác chiến lược từ Hàn Quốc – Liên đoàn Hợp tác xã thủy sản Suhyup Mokpo – nhằm trao đổi về đề xuất đầu tư một vùng nuôi tôm hùm xuất khẩu quy mô lớn tại địa phương.
Gạo Việt trước cơ hội dài hơi tại thị trường Singapore

Gạo Việt trước cơ hội dài hơi tại thị trường Singapore

Ngày 9/6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore tại Singapore Trần Phước Anh cùng Thương vụ đã làm việc với lãnh đạo Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA), do ông Damian Chan, giám đốc điều hành dẫn đầu. Theo đó, hai bên trao đổi về tăng cường hợp tác lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Singapore.
Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành dệt may. Theo số liệu chính thức từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã cán mốc ấn tượng trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải Dương: Xuất khẩu điện tử, dệt may, giày dép duy trì đà tăng

Hải Dương: Xuất khẩu điện tử, dệt may, giày dép duy trì đà tăng

Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hải Dương trong 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, giày dép ghi nhận mức tăng mạnh. Đáng chú ý, sản xuất sản phẩm điện tử tăng 21,5%, thiết bị điện tăng 39,2%, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Đại tá Ngô Thanh Bình làm Cục trưởng Cảnh sát ma túy

Đại tá Ngô Thanh Bình làm Cục trưởng Cảnh sát ma túy

Đại tá Ngô Thanh Bình từng trực tiếp và chỉ đạo đấu tranh nhiều chuyên án lớn về ma túy.
EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cảnh báo, hàng nông sản Việt có thể bị từ chối tại EU, đặc biệt ở Bắc Âu, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn.
Đại hội Đảng bộ Cục Thuế: Tinh gọn bộ máy, hướng đến ngành Thuế chuyên nghiệp, hiện đại

Đại hội Đảng bộ Cục Thuế: Tinh gọn bộ máy, hướng đến ngành Thuế chuyên nghiệp, hiện đại

Ngày 12/6, Đảng bộ Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Cục Thuế lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030
Thanh Hóa chuyển cơ quan điều tra khởi tố hình sự 170 vụ kinh doanh hàng giả

Thanh Hóa chuyển cơ quan điều tra khởi tố hình sự 170 vụ kinh doanh hàng giả

Thanh Hóa đã xử lý 829 vụ vi phạm, trong đó có 170 vụ việc đã được chuyển cơ quan điều tra khởi tố hình sự. Tổng số tiền thu nộp ngân sách đạt trên 93 tỷ đồng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững

Sau giai đoạn thăng hoa nhờ “hiệu ứng Covid-19” với tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 2020 đến 2022, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua cú trượt dài trong hai năm 2023–2024.
(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế đã xây dựng xong ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ các hộ kinh doanh, lập, tra cứu hóa đơn.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Tại Thông tư 32/2025/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính nêu rõ 5 tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân (số Căn cước công dân) sẽ chính thức thay thế mã số thuế đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân.
(INFOGRAPHICS): Từ 1/6/2025, trốn thuế sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

(INFOGRAPHICS): Từ 1/6/2025, trốn thuế sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, người nộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.
Phiên bản di động