Facebook Twitter youtube Tiktok

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Trước những biến động phức tạp của thương mại toàn cầu và nguy cơ gian lận xuất xứ gia tăng, Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 09/CT-BCT nhằm siết chặt quản lý hoạt động cấp và kiểm soát xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu Điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA Gỡ vướng khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chỉ thị đưa ra loạt biện pháp tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ Công Thương nhằm giảm thiểu rủi ro bị điều tra lẩn tránh thuế, đảm bảo uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang bước vào giai đoạn thực thi sâu rộng.

Chuyển đổi quản lý C/O trong bối cảnh mới

Theo chỉ đạo, Cục Xuất nhập khẩu chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025.

Cục cũng được giao nhiệm vụ phối hợp triển khai hệ thống cấp C/O không ưu đãi, chứng nhận xuất xứ dựa trên cơ chế tự chứng nhận (REX) và giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ (CNM) để đảm bảo thông suốt, không làm gián đoạn dòng chảy thương mại.

Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu tham mưu ban hành văn bản đề nghị các bộ, ngành liên quan, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tăng cường công tác quản lý, giám sát nguồn nguyên liệu đầu vào. Mục tiêu là bảo đảm hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và xuất xứ theo quy định của thị trường nhập khẩu.

Liên ngành vào cuộc bảo vệ hàng Việt

Chỉ thị nêu rõ yêu cầu phối hợp giữa Cục Xuất nhập khẩu và Cục Hải quan trong kiểm tra, xác minh xuất xứ nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu. Đồng thời sẽ thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa hai bên để nâng cao hiệu quả giám sát.

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn
Ảnh minh họa.

Cục Xuất nhập khẩu được giao chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường việc cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt xác định tiêu chí xuất xứ theo quy tắc cụ thể mặt hàng từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu với hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp cần thiết, Cục đề xuất các biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong cấp C/O theo hướng văn minh, hiện đại, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu rà soát các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến xuất xứ hàng hóa để đề xuất xây dựng cơ chế phù hợp. Đồng thời, phối hợp giám sát, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, kịp thời đề xuất giải pháp xử lý trong bối cảnh mới.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số được giao phối hợp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống eCoSys, đảm bảo việc cấp C/O không ưu đãi và ưu đãi được thực hiện hiệu quả. Đồng thời, Cục nghiên cứu bổ sung tính năng xử lý dữ liệu để phục vụ hoạt động rà soát, kiểm tra, đánh giá hồ sơ cấp C/O, góp phần số hóa quy trình cấp và kiểm tra thông tin doanh nghiệp.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các nước nghiên cứu cơ chế, quy định về xuất xứ hàng hóa sở tại, cung cấp thông tin cho Cục Xuất nhập khẩu để hoàn thiện quy định trong nước. Đồng thời, Vụ chủ trì phối hợp theo dõi chính sách các nước liên quan đến xuất xứ hàng hóa, phòng vệ thương mại và cung cấp thông tin kịp thời cho các đơn vị chức năng…

Với yêu cầu ngày càng cao về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa từ các thị trường, việc chủ động siết chặt xuất xứ là bước đi cần thiết để hàng hóa Việt Nam tránh bị áp thuế trừng phạt, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn.

Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh doanh nghiệp Việt ngày càng hội nhập sâu, chính sách kiểm soát xuất xứ không chỉ là rào chắn mà còn là tấm lưới an toàn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giữ vững niềm tin từ các đối tác quốc tế.

HOA BÙI

Tin liên quan

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 5/2025.
Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Gần 5.000 sản phẩm áo thun dài tay, dép có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hàng nổi tiếng như: Crocs Chanel, Dior, Loewe và dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, Thái Lan vừa bị Đội 1 (Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan) phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra chứng kiến Lễ trao Chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Tập đoàn Central Retail.
Việt – Trung thiết lập “luồng xanh” nông sản, mở rộng thị trường thủy sản, trái cây

Việt – Trung thiết lập “luồng xanh” nông sản, mở rộng thị trường thủy sản, trái cây

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Bắc Kinh từ ngày 27 đến 29/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam Đỗ Đức Duy đã hội đàm với bà Tôn Mai Quân – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Cuộc gặp tập trung vào việc tháo gỡ những vướng mắc trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc – đặc biệt với mặt hàng sầu riêng, đồng thời phối hợp triển khai các giải pháp đảm bảo thông suốt hoạt động giao thương trong vụ vải thiều sắp tới.
Central Retail tăng gấp đôi lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa vụ 2025

Central Retail tăng gấp đôi lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa vụ 2025

Mùa vải năm 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thông qua hệ thống phân phối gồm GO!, Tops Market và chuỗi siêu thị mini go! trên toàn quốc, tăng gấp đôi so với mùa vụ năm ngoái.
Vải thiều Thanh Hà sẵn sàng “chinh phục” thị trường cao cấp

Vải thiều Thanh Hà sẵn sàng “chinh phục” thị trường cao cấp

Vụ thu hoạch năm 2025, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) tiếp tục khẳng định vị thế nông sản xuất khẩu chủ lực khi hơn 2.000 tấn vải chất lượng cao được chuẩn bị xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Australia và EU – những nơi nổi tiếng với hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ

Sau nhiều năm phụ thuộc vào thị trường dễ tính và xuất thô, ngành tôm Việt Nam đang chuyển mình rõ rệt: từ ngắn hạn sang chiến lược dài hơi, từ dàn trải thị trường sang chọn lọc đầu ra có tiêu chuẩn cao. Với các bước đi mạnh về chế biến sâu, truy xuất nguồn gốc và khép kín chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt đang rẽ khỏi lối cũ để tìm đường đi bền vững hơn.
“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã có văn bản góp ý gửi Bộ Công Thương về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo VCCI, nhiều quy định hiện hành mang dấu ấn của tư duy hành chính cũ kỹ – “không quản được thì cấm” – không chỉ đi ngược tinh thần cải cách môi trường kinh doanh mà còn vô hình trung tạo ra rào cản gia nhập thị trường, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, trị giá xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong tháng 4/2025 chỉ đạt gần 15,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức gần như thấp nhất kể từ tháng 1/2023 trở lại đây.
EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

Ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa PET có xuất xứ từ Việt Nam, nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong sản xuất chai, lọ, bao bì thực phẩm – mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể của Việt Nam sang thị trường này.
EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Giữa tháng 6 tới, một đoàn thanh tra từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ đến Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có sầu riêng. Đây là động thái nhằm giám sát và kiểm tra việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU.
Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Trong quý I/2025, xoài Việt Nam chiếm tới 97% tổng lượng xoài nhập khẩu vào Trung Quốc, vượt xa các đối thủ như Thái Lan, Peru, Australia, Campuchia và Philippines.
Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chính sách thuế quan gia tăng từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong số các thị trường tiềm năng, Đức đang nổi lên như một điểm tựa chiến lược – không chỉ bởi sức mua cao, mà còn nhờ tính bổ trợ trong cấu trúc thương mại giữa hai nước.
Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

Một số doanh nghiệp với tư duy chiến lược, đã chủ động xuất khẩu hàng hóa bằng chính thương hiệu của mình.
Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Hiện diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích cả nước, một tỷ lệ còn khá thấp. Nếu nâng được tỷ lệ này lên mức 70-80%, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ tăng mạnh, tạo lợi thế rõ rệt trong cạnh tranh quốc tế.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chỉ đạt 777 triệu USD – mức sụt giảm lên tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1398/QĐ-BCT, triển khai Kế hoạch cao điểm kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong tình hình mới.
Cà Mau phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cà Mau phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa kiểm tra, phát hiện nhiều sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vận hành chính thức tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa

Vận hành chính thức tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa

Tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) chính thức được vận hành.
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Ngày 27/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
TP. Hồ Chí Minh: Khởi tố hình sự 34 vụ buôn lậu, hàng giả

TP. Hồ Chí Minh: Khởi tố hình sự 34 vụ buôn lậu, hàng giả

Trong số trên 5.000 vụ vi phạm do các lực lượng chức năng của TP. Hồ Chí Minh kiểm tra, bắt giữ trong 5 tháng đầu năm, đã có 34 vụ buôn lậu, hàng giả bị khởi tố hình sự.
LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

Việc xóa bỏ thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh sẽ đảm bảo minh bạch hóa hoạt động, tạo sự bình đẳng về chế độ thuế giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
Phiên bản di động