Châu Á hợp sức đối phó cuộc chiến thuế quan của Mỹ
Trên thực tế, toàn bộ 16 nước tham gia đàm phán RCEP, đại diện gần 1/3 tỷ trọng thương mại và kinh tế toàn cầu đều thể hiện mong muốn thu hẹp những bất đồng và kết nối những điểm khác biệt trong các lĩnh vực như giảm thuế quan, tài sản trí tuệ và thương mại điện tử nhằm sớm đạt thỏa thuận về RCEP. Bên cạnh đó, các bên cũng hy vọng sớm thu được tiến triển, nhất là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump viện lý do an ninh quốc gia, liên tục tăng thuế nhập khẩu nhằm vào các đối tác thương mại, làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại, gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.
Không phải ngẫu nhiên, các nước lại có mong muốn và hy vọng trên bởi thực tế chủ nghĩa bảo hộ thương mại đơn phương của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đặt ra mối đe dọa cho nền kinh tế thế giới, mà trong nhiều thập kỷ đều dựa trên hệ thống thương mại đa phương, và ở một mức độ nào đó thậm chí ông Trump đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống này. Do đó, việc ký kết các thỏa thuận về RCEP sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập thị trường của khu vực Tây Thái Bình Dương, tức là toàn bộ thị trường Đông Bắc Á, hỗ trợ cho đà phát triển thương mại-kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, có một thực tế là kể từ khi các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2013 cho tới nay, các quốc gia mới chỉ nhất trí được 2 trong số 18 điều khoản cần thống nhất. Trong khi một số quốc gia như Nhật Bản muốn nâng cao cấp độ tự do thương mại thì Trung Quốc và Ấn Độ lại tỏ ra thận trọng hơn. Hồi tháng 3 vừa qua, các bộ trưởng đã nhất trí đẩy mạnh các nỗ lực để có thể thống nhất một thỏa thuận trong năm nay tuy nhiên vẫn lưu ý những khác biệt còn tồn tại. Nhật Bản cũng ủng hộ mục tiêu của các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm kết thúc quá trình đàm phán vào cuối năm nay trong khi cũng hướng tới một thỏa thuận thương mại cân đối và chất lượng cao. Chính vì vậy, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã coi hội nghị này là cơ hội để kiểm chứng các quốc gia châu Á có thể đoàn kết, bảo vệ chủ nghĩa tự do thương mại hay không, cũng như kêu gọi thiết lập một thị trường tự do, công bằng và dựa trên các luật định.
Để đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Abe, tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp của các bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng hoàn tất đàm phán về RCEP. Trung Quốc - một trong những nước lâu nay vẫn thúc đẩy RCEP, đã thể hiện rõ sự nghiêm túc của mình khi cử một thành phần phái đoàn rộng rãi tham dự hội nghị gồm các quan chức Bộ Thương mại, Ủy ban Nhà nước về Phát triển và Cải cách, Bộ Công nghiệp và Thông tin, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như Tổng cục Hải quan. Danh sách này không chỉ nói lên nguyện vọng của Trung Quốc muốn thấy một khối thương mại mới, mà là bước tiến nghiêm túc tới những thỏa thuận thực tế. Đối với Bắc Kinh, tiến bộ trong đàm phán về RCEP hiện nay là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh những rạn nứt Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn trên bình diện thương mại.
Trong khi đó, mặc dù Mỹ dường như ủng hộ việc rút khỏi hệ thống thương mại đa phương, kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhấn mạnh vào đàm phán thương mại song phương, song nếu nhìn vào những hành động của Washington, có thể thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới này vẫn chưa tạo ra cấu trúc thương mại mới, ngay cả thúc đẩy đàm phán song phương với Nhật Bản và các đồng minh khác cho đến nay vẫn không thành công. Vì vậy, đối với Mỹ, trong tương lai, RCEP cũng có thể là hữu ích. Chính vì lẽ này, hơn ai hết các quốc gia châu Á nói chung, và các nước tham gia RCEP nói riêng cần đoàn kết, hợp sức để có thể chống lại chủ nghĩa đơn phương và những rào cản thuế quan mà Washington đang áp đặt.
Tin liên quan
Nga dự kiến ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chính quyền ông Trump sẽ xem xét lại trợ cấp cho doanh nghiệp chíp bán dẫn
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
09:35 | 27/11/2024 Hải quan thế giới
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
09:10 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
09:08 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chờ “bom tấn” trong thương vụ M&A
Không để ách tắc, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024
Nông nghiệp tuần hoàn mang đến “mùa vàng” cho ngành hóa chất nông nghiệp
Nga dự kiến ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
Chính quyền ông Trump sẽ xem xét lại trợ cấp cho doanh nghiệp chíp bán dẫn
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics