Cảnh sát biển Việt Nam thi đua bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
Hiệu quả từ phong trào thi đua
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước, làm nòng cốt trong thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam đã được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển; tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Xuân, Phó Chính ủy Cảnh sát biển, đây là nhiệm vụ đặc thù, độ nguy hiểm cao, thực hiện dài ngày, liên tục trên các vùng biển xa, phạm vi không gian rộng, trong điều kiện môi trường sóng gió khắc nghiệt, biến động bất thường... trong khi đó, lực lượng, phương tiện và các mặt bảo đảm của Cảnh sát biển còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gắn Huân chương Chiến công hạng Nhì lên lá cờ truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. |
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác, với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp; trong đó, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh phát động, triển khai phong trào thi đua quyết thắng là biện pháp quan trọng hàng đầu.
Bám sát chủ trương đó, hưởng ứng phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phát động nhiều phong trào thi đua đột xuất, cao điểm, như: “Thanh niên Cảnh sát biển xung kích làm chủ biển, đảo của Tổ quốc”; “Cảnh sát biển Việt Nam huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, an toàn tuyệt đối”; “Tuổi trẻ Cảnh sát biển rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng”… tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, khơi dậy tinh thần hăng say huấn luyện, ý chí đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phòng chống tội phạm của cán bộ, chiến sĩ.
Đặc biệt, các đơn vị Cảnh sát biển luôn nêu cao truyền thống “Kiên quyết, dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, thi đua nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu; xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm cho 100% cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên các vùng biển xa trong mọi điều kiện thời tiết.
Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, đi đầu, xung kích đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội phạm trên biển; nhiều tấm gương dũng cảm, sẵn sàng lao vào sóng gió, hiểm nguy tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản cho ngư dân; làm điểm tựa vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Tích cực xung kích
Thiếu tướng Trần Văn Xuân cho rằng, hiện nay, trên các vùng biển của Tổ quốc xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Trong bối cảnh đó, việc thực thi pháp luật, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của lực lượng Cảnh sát biển sẽ ngày càng khó khăn, phức tạp, điều đó đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố.
Cảnh sát biển trao tặng và thay cờ Tổ quốc cho các tàu cá ngư dân. |
Trong đó, việc đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, tạo động lực tinh thần mạnh mẽ, động viên cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển vượt khó, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phải được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Thiếu tướng Trần Văn Xuân nhấn mạnh, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng. Hướng mạnh vào thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, mà trực tiếp là các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và phong trào “Bốn tốt, bốn không, bốn chống” của Lực lượng Cảnh sát biển.
Phát huy vai trò, thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị, tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa công tác thi đua phát triển toàn diện, có chiều sâu và làm cho phong trào thi đua thực sự là động lực thúc đẩy cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phong trào thi đua hướng đến hiệu quả, thực chất. Bám sát chỉ thị, hướng dẫn của các cấp, linh hoạt, sáng tạo cụ thể hóa thành chủ trương, biện pháp trong nghị quyết lãnh đạo thường kỳ, nhằm đưa phong trào thi đua đi vào chiều sâu, phù hợp với từng loại hình đơn vị, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm, nhất là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Hướng tới nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu tổng hợp, của từng cơ quan, đơn vị và toàn lực lượng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện phong trào thi đua. Tích cực quán triệt, tuyên truyền về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác thi đua và phong trào thi đua; tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững chủ đề, nội dung thi đua, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn để mọi cán bộ, chiến sĩ có ý thức, trách nhiệm cao, hành động tự giác; góp phần đưa phong trào thi đua thực sự trở thành phong trào hành động theo mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền về các hoạt động thi đua và kết quả phong trào thi đua của toàn lực lượng để lan tỏa tinh thần thi đua, tạo hiệu ứng tích cực và sự khích lệ sâu rộng trong toàn quân cũng như toàn xã hội.
Tăng cường bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng và khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, xuất sắc; thường xuyên quan tâm phát hiện, nuôi dưỡng những nhân tố mới, mô hình hay, cách làm sáng tạo, có sức thuyết phục để lôi cuốn tập thể, cá nhân trong lực lượng học tập, làm theo và tạo nòng cốt thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực công tác.
Từ năm 2022 đến nay, lực lượng Cảnh sát biển đã điều động, sử dụng hơn 900 lượt/chiếc tàu, xuồng thực hiện nhiệm vụ trên biển, đi được hơn 200.000 hải lý an toàn; phát hiện, tuyên truyền, xua đuổi 2.078 lượt tàu nước ngoài vi phạm; lập biên bản, điểm chỉ hải đồ, phóng thích ngay trên biển 55 tàu. Phối hợp với các lực lượng theo dõi, giám sát chặt chẽ nhiều tàu, giàn khoan nước ngoài đi qua vùng biển Việt Nam; ngăn chặn hàng chục tàu xuất, nhập cảnh trái phép bằng đường biển; bảo vệ Khu kinh tế - quốc phòng Trường Sa; ngăn chặn hiệu quả việc khai thác hải sản không khai báo và không theo quy định (IUU); kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo bằng pháp luật và biện pháp hòa bình, không để bị động, bất ngờ... góp phần giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn cho các vùng biển chủ quyền và bảo vệ tốt các hoạt động kinh tế biển; tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, nhất là khai thác dầu khí, hải sản. |
Tin liên quan
Chính thức phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
14:18 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bảng giá đất điều chỉnh mới tại TP Hồ Chí Minh
00:36 | 23/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics