Cần thêm thời gian để hoàn thiện chất lượng Báo cáo tài chính nhà nước
Kho bạc Nhà nước đã chủ động, tích cực xây dựng Báo cáo tài chính nhà nước. Ảnh: Thùy Linh |
Hoàn thiện khung khổ pháp lý
Việc lập Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) là nhiệm vụ mới được quy định tại Luật Kế toán năm 2015. Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Cục trưởng Cục Kế toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước (KBNN), ngay từ khi nhận nhiệm vụ, KBNN đã chủ trì nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý về BCTCNN, ban hành Thông tư hướng dẫn lập BCTCNN, Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn lập BCTCNN. Bên cạnh đó, KBNN cũng chủ động, tích cực phối hợp, tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan để hoàn thiện các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nhà nước, đảm bảo nguồn thông tin đầu vào của BCTCNN. Ngoài ra, để triển khai BCTCNN, KBNN cũng đã chủ động có các văn bản hướng dẫn chi tiết cho toàn hệ thống để thực hiện công tác tổng hợp và lập BCTCNN. Song song đó, KBNN đã triển khai xây dựng hệ thống thông tin Tổng Kế toán Nhà nước, kịp thời hỗ trợ đắc lực cho công tác gửi báo cáo của các đơn vị cũng như công tác tổng hợp, lập BCTCNN.
Đến nay, KBNN đã triển khai lập BCTCNN đầu tiên cho năm tài chính 2018 và các năm 2019, 2020 để trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. BCTCNN đã phản ánh bức tranh sơ khai về tài sản, nguồn vốn của Nhà nước và được các cấp có thẩm quyền ghi nhận. Mới đây nhất, Báo cáo năm 2020 cơ bản phản ánh được một số thông tin về tình hình tài sản, các nguồn hình thành tài sản, thu nhập, chi phí và sự vận động các luồng tiền của khu vực nhà nước. Các thông tin này được tổng hợp và trình bày theo cơ sở dồn tích, phù hợp với chuẩn mực kế toán công Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, về phạm vi tài sản nhà nước, BCTCNN năm 2020 đã phản ánh thông tin về giá trị tài sản nhà nước đang theo dõi, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, tài sản của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp. BCTCNN cũng phản ánh được một phần giá trị tài sản kết cấu hạ tầng gồm hạ tầng giao thông đường bộ do trung ương và địa phương quản lý và công trình nước sạch nông thôn tập trung.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã đánh giá, việc Chính phủ lập BCTCNN trình Quốc hội thể hiện bước tiến bộ rất lớn trong quá trình nghiên cứu và áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản lý tài chính công, tài sản công theo hướng hiện đại. Quan sát quá trình triển khai lập BCTCNN trong 3 năm qua, ông Đinh Văn Nhã cho rằng, KBNN đã chủ động, tích cực, kịp thời vào cuộc ngay từ đầu và tập trung tối đa cho nhiệm vụ vừa mới, vừa khó này.
Cần thêm thời gian
Bên cạnh những điều đã làm được, bà Nguyễn Thị Hiền cũng cho rằng, do đây là nhiệm vụ mới với nhiều khó khăn vướng mắc, đến nay, BCTCNN còn một số tồn tại hạn chế như chưa tổng hợp đầy đủ thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng nhà nước; Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị còn sai sót dẫn đến thông tin trên BCTCNN chưa được chính xác. Đơn cử như thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng không, đường thủy còn chưa đầy đủ, phát sinh sai sót trong quá trình nhập liệu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Hay hiện nay, báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị dự toán cấp 1 còn sai sót, chưa chính xác; số liệu nợ địa phương còn điều chỉnh sau khi quyết toán dẫn đến thông tin phản ánh trên BCTCNN không chuẩn. Thực tế cũng chỉ ra, các thông tin trên BCTCNN chưa kịp thời và chưa phân tích đa chiều hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, trong công tác tiếp nhận Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị, việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác lập và gửi Báo cáo cung cấp thông tin tài chính cho KBNN dẫn đến không đảm bảo thời hạn gửi báo cáo theo quy định, số liệu báo cáo của các đơn vị cung cấp cho KBNN còn có sai sót. Trong công tác tổng hợp, lập BCTCNN, quy trình tổng hợp BCTCNN còn qua nhiều bước trung gian phần nào ảnh hưởng đến thời gian lập BCTCNN. Quy trình tổng hợp BCTCNN còn chưa phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán công quốc tế và thông lệ chung.
Đặc biệt, do BCTCNN là một nội dung mới với nhiều thuật ngữ khác biệt so với kế toán thu chi ngân sách nhà nước, được lập trên cơ sở kế toán khác với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước nên KBNN gặp khó khăn trong việc giải thích, thuyết minh các điểm khác biệt.
Trước những tồn tại của BCTCNN, ông Đinh Văn Nhã cho rằng, những hạn chế này rất khó tránh khỏi. Lý do bởi tài sản kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của khu vực nhà nước nhưng pháp luật về quản lý, sử dụng, báo cáo, hạch toán nhiều loại tài sản này chưa đầy đủ, đồng bộ. Hiện cũng chưa ban hành đầy đủ Chuẩn mực kế toán công Việt Nam để làm cơ sở thống nhất các nguyên tắc, chính sách kế toán trong khu vực nhà nước. Bên cạnh đó, kỷ luật chấp hành các quy định pháp luật của nhiều đơn vị còn chưa tốt.
“Thông thường các quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Newzealand,… đều cần 7 - 10 năm để chuyển sang kế toán dồn tích và lập Báo cáo tài chính Chính phủ. Trong khi đó, nền tài chính công nước ta vẫn còn khoảng cách tương đối so với quốc tế. Phạm vi thông tin của BCTCNN lại tương đối rộng, đa dạng và kỹ thuật lập phức tạp. Do vậy, chúng ta cần có thêm thời gian để nâng cao chất lượng BCTCNN”, ông Đinh Văn Nhã nhận định.
Cùng quan điểm, TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính cho rằng, quỹ thời gian 3 năm không phải là nhiều với một nhiệm vụ khó khăn và liên quan đến rất nhiều cơ quan, đơn vị như lập BCTCNN. Kinh nghiệm ở một số nước, đặc biệt là những nước có nền quản lý tài chính phát triển như Hàn Quốc, Mỹ cho thấy thường từ khi luật quy định đến khi cho ra báo cáo đầu tiên lên tới hàng chục năm. Theo đó, Việt Nam cũng cần có lộ trình cụ thể để cải thiện chất lượng BCTCNN, từ đó giúp tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của nền tài chính quốc gia.
Tin liên quan
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp vướng mắc về hoàn thuế do đối tác đóng cửa
09:42 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay giúp giảm chi phí tuân thủ
14:50 | 13/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tổng cục Thuế quyết tâm sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy
21:08 | 12/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử
19:47 | 11/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
20:36 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Rà soát, xử lý doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế
19:52 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giữa tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động Cổng TTĐT cho người kinh doanh TMĐT
15:12 | 07/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế thu ngân sách đạt 104,5% dự toán
09:00 | 05/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics