Facebook Twitter youtube Tiktok

Cần sửa quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn để phù hợp với thực tiễn

(HQ Online) - Cục Hải quan Lạng Sơn vừa có đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để nâng hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK.
Bộ Tài chính: Kiểm soát chặt giá cả vật tư, hàng thiết yếu để ổn định tâm lý người tiêu dùng
Thực hiện thủ tục khai bổ sung nếu đủ cơ sở xác định chỉ tiêu số lượng, đơn giá phù hợp
Thay đổi cơ chế quản lý, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm tác động tích cực toàn diện
Công chức Hải quan Hữu Nghị kiểm tra hàng hóa NK. 	Ảnh: H.Nụ
Công chức Hải quan Hữu Nghị kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: H.Nụ

Nhiều hạn chế phát sinh

Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, kể từ khi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành qua công tác tổ chức thực hiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và triển khai khá đầy đủ, mở rộng đến nhiều loại, nhóm sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước và sản phẩm, hàng hóa XNK. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện, tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định, bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công và phải ban hành danh mục sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, tới nay trong danh mục ban hành, nhiều mặt hàng không có mã số HS dẫn đến khó khăn cho cơ quan thực thi trong việc xác định chính xác hàng hóa; tên gọi danh mục… Thậm chí, một sản phẩm hàng hóa có thể thuộc nhiều danh mục khác nhau và bị quản lý bởi nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành dẫn đến việc chồng chéo trong công tác quản lý và thực hiện.

Hải quan Lạng Sơn chỉ ra, việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện nay cũng chỉ mới tập trung vào các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 (sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các sản phẩm, hàng hóa có quy định cụ thể về quản lý chất lượng, chưa đi sâu vào công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 (sản phẩm, hàng hóa quản lý tiêu chuẩn áp dụng). Trong đó, các bộ, ngành khi xây dựng danh mục hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 chưa áp dụng phương thức quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ trong hoạt động kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong đó, một số mặt hàng thường xuyên thay đổi phương thức kiểm tra đã gây mất nhiều thời gian, phát sinh chi phí cũng như làm tăng giá thành sản phẩm của DN, ảnh hưởng đến công tác cải cách môi trường kinh doanh, quản lý chuyên ngành.

Điều 34 Luật Chất Lượng sản phẩm, hàng hóa cũng quy định, hàng NK thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định. Nếu hàng nhập thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định khi NK phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định giám định tại cửa khẩu xuất hoặc nhập...

Còn tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định rõ về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người NK. Theo đó, việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo các biện pháp như: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định; Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định.

Hải quan Lạng Sơn cho rằng, hiện nay việc chỉ định hoặc thừa nhận các tổ chức chứng nhận, giám định này còn có bộ, ngành chưa thống nhất thực hiện, gây khó khăn cho việc NK hàng hóa thuộc danh mục nhóm 2 theo quản lý chuyên ngành.

Hải quan Lạng Sơn đưa ra dẫn chứng cụ thể đối với Bộ Xây dựng, từ khi Thông tư 10/2017/TT-BXD ngày 29/9/2017 về quy chuẩn quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy có hiệu lực đến khi ban hành Thông tư 19/2019/TT-BXD về ban hành quy chuẩn quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng vẫn chưa thống nhất về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa sản phẩm vật liệu xây dựng NK. Đồng thời, đến nay cũng chưa có tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm nào được Bộ Xây dựng thừa nhận.

Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh, hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng và tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng NK đang được giao cho Sở Xây dựng nơi DN đăng ký kinh doanh thực hiện. Như vậy, việc thực hiện quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là chưa đảm bảo tính khả thi.

Cần bổ sung, sửa đổi, quy định rõ

Đứng trước yêu cầu hội nhập, giao lưu thương mại quốc tế ngày càng trở nên phát triển, để công tác quản lý, hướng dẫn các tổ chức, DN, người khai hải quan thực hiện chính sách kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đạt hiệu quả cao, theo Cục Hải quan Lạng Sơn, các cơ quan chuyên môn cần đề xuất Quốc hội bổ sung, sửa đổi và quy định rõ chính sách tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Theo đó, cần có đánh giá lại kết quả kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa NK thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 của các bộ, ngành trong thời gian qua để đề nghị các bộ, ngành xem xét rút gọn, đưa ra khỏi Danh mục những mặt hàng không phát hiện hoặc rủi ro ít vi phạm về chất lượng.

Trong đó, các văn bản Luật và văn bản dưới Luật cần quy định rõ việc áp dụng thông lệ quốc tế trong KTCN với những nội dung như: công nhận lẫn nhau; chủ động thừa nhận chứng nhận chất lượng của nước ngoài đối với hàng hóa NK từ các nước phát triển, thương hiệu nổi tiếng như: EU, Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc...

Ngoài ra, quy định rõ đối với cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát; việc kiểm tra, kiểm định, giám định chuyển cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện; kết quả kiểm tra của tổ chức đánh giá sự phù hợp là kết quả KTCN, được sử dụng để làm thủ tục thông quan hàng hóa.

Hải quan Lạng Sơn đề nghị khi sửa đổi, bổ sung 2 Luật trên theo nguyên tắc chỉ kiểm tra trước thông quan đối với hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cao, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, an ninh quốc gia. Thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro, phân loại tổ chức, DN dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật, phân sản phẩm, hàng hóa, nhóm mặt hàng có mức độ rủi ro cao và thấp... để áp dụng mức độ, phương pháp kiểm tra phù hợp...

Theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, hướng tới việc xây dựng Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh thì việc quy định về mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là đặc biệt cần thiết và cần phải thực hiện để đảm bảo đồng bộ với xu hướng phải triển mới. Từ đó, giảm đầu mối tiếp xúc giữa DN và Hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có chiều hướng tăng.

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Trong đó, đối với hàng XK, truy xuất giống như hàng rào kỹ thuật, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa XK, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung. Còn đối với hàng NK, thông qua việc truy xuất có thể kiểm soát chất lượng của các mặt hàng NK tốt hơn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng NK và hàng sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Nụ Bùi

Tin liên quan

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

Quyết định 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan, các chi cục hải quan khu vực.
Chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý thu thuế

Chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý thu thuế

Đẩy mạnh hiện đại hóa và chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý thu thuế; phân cấp, phân quyền; hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các mô hình kinh tế mới, kinh doanh dựa trên nền tảng số, quản lý thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi xóa bỏ hình thức khoán thuế… là những mục tiêu quan trọng đặt ra tại dự án Luật Quản lý thuế (thay thế) đang được Bộ Tài chính gửi xin ý kiến.
Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2013/TT-BCT nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà.
Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, ngành Hải quan phấn đấu tỷ lệ phân luồng Xanh 70%, tỷ lệ phân luồng Vàng 25%, tỷ lệ phân luồng Đỏ không quá 5%.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư, du lịch trên địa bàn là những kết quả nổi bật của Chi cục Hải quan khu vực XII trong nửa đầu năm 2025.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Ngày 5/7, Chi cục Hải quan khu vực XX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nhiều nội dung quan trọng về hàng hóa nhập khẩu của đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư đã được Chi cục Hải quan khu vực XX hướng dẫn cho doanh nghiệp.
Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Đến hết tháng 6/2025, Chi cục Hải quan khu vực V đã giải quyết thủ tục cho 783.847 tờ khai, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Câu chuyện sắp xếp, tinh gọn bộ máy là chủ đề đang được quan tâm rất nhiều. Tại các đơn vị hải quan cũng vậy, sau khi tinh gọn, đầu mối đã giảm đi đáng kể, như Chi cục Hải quan khu vực XIV hiện đang phụ trách 5 tỉnh Tây Nguyên.
Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Chi cục Hải quan khu vực IV đã triển khai các quyết định về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy và vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng đạt 55% so với chỉ tiêu pháp lệnh (13.800 tỷ đồng) và bằng 114% so với cùng kỳ năm trước.
Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 3/7/2025, Chi cục Hải quan khu vực V tổ chức Hội nghị Công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng thuộc Chi cục.
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Sự chủ động hỗ trợ của Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tạo nền tảng pháp lý và điều kiện thực tế thuận lợi cho hoạt động XNK, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phát sinh sai phạm.
Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng, thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 6 (Ecus6) nhằm nâng cao năng lực công chức để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

Thống kê từ Cục Hải quan, tính đến ngày 30/6/2025, toàn ngành Hải quan thu nộp NSNN đạt 222.749 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

6 tháng đầu năm 2025, Đội Phúc tập và Kiểm tra sau thông quan (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã thực hiện 16 cuộc kiểm tra sau thông quan với tỷ lệ phát hiện vi phạm 88% và tổng số thu nộp ngân sách hơn 5,329 tỷ đồng.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Biến động của giá hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực đối với sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.
Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Cục Hải quan thông báo công khai thông tin và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện theo đúng quy định.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Ngành gạo Việt nửa đầu 2025 được mùa nhưng mất giá, biên lợi nhuận vẫn “mỏng như lá lúa”.
Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Cục Hải quan vừa trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam thực hiện chính sách về quyền XNK của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu Việt Nam nửa đầu 2025 đạt 219,8 tỷ USD, tăng 14,4%, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động