Thay đổi cơ chế quản lý, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm tác động tích cực toàn diện
![]() |
Công chức Hải quan Hải Phòng kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Lê |
Không làm phát sinh chi phí, giúp cắt giảm số lô hàng kiểm tra
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, những thay đổi của chính sách sẽ tác động tích cực, toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội. Đối với với việc kiểm tra nhà nước về chất lượng, các giải pháp được đưa ra là quy định cụ thể trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo từng phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.
Quy định cụ thể về hàng hóa phải công bố hợp quy, trình tự thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy, cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục từ chặt, đến thông thường, đến giảm, thậm chí miễn kiểm tra chất lượng (áp dụng đối với hàng hóa đã công bố hợp quy) và (đối với hàng hóa nhập khẩu chưa công bố hợp quy).
Riêng đối với phương tiện, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu là hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhưng là hàng hóa mang tính đặc thù nên trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với phương tiện, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu được quy định riêng với nội dung, nguyên tắc cơ bản gồm: Kế thừa quy định và thực tiễn tốt đã được triển khai đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải; cơ quan kiểm tra đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải là Cục Đăng kiểm Việt Nam; toàn bộ trình tự, thủ tục thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia về cơ bản giữ nguyên quy định hiện hành; về phương thức kiểm tra đối với phương tiện quy định tại dự thảo Nghị định và quy định hiện hành giống nhau bao gồm: kiểm tra chặt và kiểm tra xác suất.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng cụ thể hóa vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan trong kiểm tra nhà nước về chất lượng được Thủ tướng Chính phủ giao Quyết định số 38/QĐ-TTg; mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng; ứng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trên cơ sở áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kiểm tra nhà nước về chất lượng không làm phát sinh chi phí, giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Căn cứ tỷ lệ số liệu kiểm tra chuyên ngành năm 2019 do Tổng cục Hải quan cung cấp, Dự án tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ tính toán dựa trên dữ liệu trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới (WB), ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi chính sách được triển khai áp dụng lên đến 399 triệu USD mỗi năm.
Doanh nghiệp nhập khẩu tiết kiệm thời gian vì thủ tục một đầu mối
Bên cạnh đó, việc thống nhất đầu mối kiểm tra với việc thực hiện thủ tục hải quan là xu hướng quốc tế, góp phần giúp hội nhập tốt hơn, tăng uy tín của Chính phủ, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, góp phần nâng hạng xếp hạng vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Chính phủ tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm nguồn lực, giảm chi phí cho bộ máy kiểm tra chất lượng cồng kềnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp nhập, việc cải cách kiểm tra nhà nước về chất lượng sẽ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục vì việc thực hiện thủ tục thông quan một đầu mối; thủ tục được lồng ghép trong thủ tục hải quan; áp dụng điện tử hóa tối đa quy trình kiểm tra; tạo thuận lợi giải quyết vướng mắc khi có vấn đề phát sinh, do thống nhất về cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi thông quan; tiết kiệm chi phí khi lô hàng được miễn, giảm kiểm tra (đối tượng được miễn kiểm tra được mở rộng hơn); môi trường kinh doanh cạnh tranh và bình đẳng hơn, do hàng nhập khẩu sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, minh bạch và khách quan hơn.
Đối với người tiêu dùng, về mặt dài hạn, giá cả hàng hóa có thể được giảm do chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc kiểm tra nhà nước về chất lượng giảm xuống, thời gian thông quan được cải thiện tạo điều kiện phân phối hàng hóa nhanh, làm tăng cơ hội kinh doanh.
Đồng thời tăng cường vai trò của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng cụ thể là đầu mối kiểm tra. Việc này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải năng cao năng lực của cán bộ, công chức. Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, vẫn thực hiện vai trò quản lý nhà nước về chất lượng như hiện nay, chỉ chuyển chức năng kiểm tra tại cửa khẩu cho cơ quan Hải quan. Theo đó, đòi hỏi việc tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan Hải quan, hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho công chức hải quan, tổ chức lại các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng của hàng hóa nhập khẩu trong quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước. Các bộ, ngành phải tăng cường công tác hậu kiểm.
Ngoài ra, việc đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng, cơ bản không làm thay đổi vai trò của tổ chức đánh giá sự phù hợp so với hiện tại. Tuy nhiên, theo mô hình mới đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về chất lượng như việc trả kết quả trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đáng chú ý, những đổi mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích về thủ tục hành chính như cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kiểm tra. Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng gồm 3 chứng từ sau: Bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin ban hành kèm theo Nghị định. Hóa đơn thương mại (bản chụp); ảnh nhãn hàng hóa hoặc bản thiết kế hoàn chỉnh nhãn hàng hóa dưới dạng dữ liệu điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn theo quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa (bản chụp).
So với quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 154/2018/NĐ CP thì dự thảo Nghị định đã cắt giảm được 6/10 chứng từ tổ chức, cá nhân phải nộp/xuất trình khi thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng. Những chứng từ được cắt giảm là những chứng từ hiện nay quy định là “nếu có”. Việc cắt giảm các chứng từ này giúp đơn giản và minh bạch hồ sơ, tránh tùy tiện trong quá trình thực hiện…
Tin liên quan

Không để việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới công tác tổng kiểm kê
08:51 | 20/02/2025 Tài chính

Mục tiêu tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan
13:51 | 07/02/2025 Hải quan

Hải quan Hải Phòng nỗ lực triển khai nhiệm vụ từ đầu năm
15:55 | 06/02/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp
14:44 | 10/04/2025 Hải quan

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới
10:11 | 10/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
10:09 | 10/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI hỗ trợ doanh nghiệp trước việc Mỹ áp thuế đối ứng
21:13 | 09/04/2025 Hải quan

Tạo điều kiện thông quan hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn
14:02 | 09/04/2025 Hải quan

Hải quan KCN Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa với Mỹ
16:35 | 08/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng hỗ trợ doanh nghiệp cả ngày nghỉ, lễ
16:58 | 05/04/2025 Hải quan

Hải quan nỗ lực tăng thu ngân sách qua cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương
10:03 | 05/04/2025 Hải quan

Hải quan tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp trước việc Mỹ áp thuế đối ứng
16:02 | 04/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III thu ngân sách tăng hơn 28%
09:30 | 04/04/2025 Hải quan

Hải quan thu ngân sách quý 1 đạt 19,5% dự toán
16:17 | 03/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan
09:43 | 03/04/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan
21:36 | 02/04/2025 Hải quan
Tin mới

Đồng Nai hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Hướng dẫn xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Tập trung triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt

Thông báo kết quả phân tích là cơ sở để xác định mã số hàng hóa

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan
21:36 | 02/04/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu