Facebook Twitter youtube Tiktok

Cải cách kiểm tra chuyên ngành là xu thế không đừng được

(HQ Online) - Thời gian qua, công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, dư địa cải cách vẫn còn rất lớn.
“Mảnh đất” cải cách công tác quản lý chuyên ngành còn rộng LONGFORM: Cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành: Dư địa cải cách vẫn rộng lớn Còn “nút thắt” kiểm tra chuyên ngành, còn dang dở cải cách Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Cần ban hành nghị định cải cách, nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành
Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 kiểm tra hàng hóa NK. 	Ảnh: T.H
Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: T.H

Đường dài cải cách kiểm tra chuyên ngành

Tại mục 3 Phụ lục 2 - Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, nêu rõ: các bộ (Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng: miễn kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu số lượng nhỏ để sử dụng nội bộ và các sản phẩm, hàng hóa đã sản xuất theo quy trình, công nghệ tiên tiến; thừa nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền của các nước có công nghệ tiên tiến; áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp...

Tại cuộc họp mới đây với một số bộ, ngành về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, cải cách là xu thế không đừng được, không cải cách sẽ tự văng ra khỏi bộ máy. Bộ Tài chính mong muốn cải cách nhanh, có phương án tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể thấy, quá trình cải cách thủ tục KTCN được triển khai từ nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2015 đến nay thực hiện theo Quyết định 2026/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn đó những bất cập, tồn tại. Đó là văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động KTCN quá nhiều, có những quy định chưa được hướng dẫn đầy đủ, thiếu thống nhất. Vẫn còn tình trạng xung đột trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, trong khi đó hiệu quả kiểm tra không cao.

Khi Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu ban hành đầu năm 2021, được kỳ vọng sẽ là bước đột phá, tháo gỡ những “nút thắt” bất cập hiện nay.

Cụ thể hóa các mục tiêu đó chính là hướng đến cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý. Các kết quả của cơ quan tổ chức sẽ được chuyển trực tiếp tới cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục KTCN, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đồng thời với thực hiện thủ tục hải quan. Qua đó cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu…

Trong khoảng 3 năm xây dựng dự thảo Nghị định triển khai mục tiêu cải cách nêu tại Quyết định 38/2021/QĐ-TTg, Ban soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến, tổ chức họp, hội thảo với các bộ, cơ quan, doanh nghiệp để tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định. Cơ quan soạn thảo đã liên tục hoàn chỉnh nhiều lần trên tinh thần vẫn bám sát các nội dung cải cách đã được Chính phủ phê duyệt và tiếp thu những ý kiến hợp lý. Tinh thần cải cách được các bộ, ngành hưởng ứng quyết liệt, nhiều thành viên Chính phủ đã bỏ phiếu thông qua, song vẫn còn một số bộ có ý kiến khác. Thời gian qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) vẫn tiếp tục làm việc với một số bộ còn ý kiến khác nhau để đi đến phương án thống nhất.

Tại cuộc họp cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã kết luận giao Bộ Tài chính làm việc với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Tư pháp để rà soát kỹ lưỡng dự thảo Nghị định, áp dụng tối đa các nguyên tắc cải cách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với các luật chuyên ngành và chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị định.

Vì mục tiêu cắt giảm chi phí, thời gian thông quan

Tại nhiều cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã đánh giá, dự thảo Nghị định này là một văn bản khó. Khi xây dựng dự thảo, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan mong muốn đặt ra những “bước đi dài” cho công tác cải cách quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên, với sự kéo dài của của việc hoàn thiện Nghị định, do vẫn còn những ý kiến khác nhau của một số bộ, ngành, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trong cuộc họp mới đây cũng bày tỏ sự “sốt ruột”, đồng thời đề nghị các bộ nêu ý kiến cụ thể. “Cải cách là xu thế không đừng được. Tuy nhiên trong từng lĩnh vực: Y tế, Giao thông, Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương… đều có những hàng hóa, sản phẩm có đặc thù khác nhau… do đó các bộ cần có ý kiến cụ thể có làm được vào Nghị định khung với các nguyên tắc chung hay không. Hoặc các bộ sẽ chủ động rà soát báo cáo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch cải cách của từng bộ”, lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị.

Ý kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ đều mong muốn đưa cải cách từng lĩnh vực về từng bộ xử lý vì mỗi bộ, mỗi mặt hàng đều đặc thù riêng. Nếu cùng một phương pháp áp dụng cho nhiều nhóm hàng hóa không phù hợp. Các bộ sẽ rà soát từng chi tiết lĩnh vực và có lộ trình, cách làm phù hợp với từng lĩnh vực riêng. Các bộ chuyên ngành trong vai trò của mình phải có trách nhiệm đổi mới, cải tiến trong công tác quản lý. Đồng thời đề xuất tiếp tục nâng cấp, cải thiện Hệ thống một cửa quốc gia kết nối với các bộ, ngành.

Trong khi đó, đại diện Bộ Giao thông vận tải ủng hộ phương án ban hành Nghị định và thực hiện đồng bộ trên Cổng một cửa quốc gia. Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Giao thông vận tải đã có 5 văn bản góp ý và 1 phiếu ý kiến thành viên Chính phủ. Tất cả các ý kiến được Bộ Tài chính giải trình và có những nội dung đã tiếp thu. Với cách giải trình và qua rất nhiều cuộc họp thì Bộ Giao thông vận tải thấy rằng dự thảo Nghị định chỉ đưa ra nguyên tắc để thực hiện việc đăng ký và triển khai trên một cửa, còn phương thức, quy trình như thế nào thì vẫn các bộ chuyên ngành thực hiện. Sản phẩm hàng hóa khi xảy ra sơ suất về chất lượng thì bộ chuyên ngành sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giao thông vận tải vẫn cần phải làm việc trực tiếp với Ban soạn thảo để làm rõ và điều chỉnh theo đặc thù của lĩnh vực.

Cũng tại cuộc họp, trao đổi về vấn đề cải cách KTCN, gắn với triển khai trên Cổng một cửa quốc gia, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, thực tế qua rà soát của cơ quan Hải quan, kiến nghị của doanh nghiệp cho thấy thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập như vẫn còn thực hiện thủ công, hồ sơ chưa số hóa... Không phải tất cả các thủ tục đều thực hiện trên Cổng một cửa quốc gia mà vẫn có bộ thực hiện trên hệ thống riêng sau đó cập nhật kết quả lên Cổng. Do đó, cơ quan Hải quan khi thực hiện thông quan hàng hóa không tự động kiểm tra, đối chiếu được do kết quả kiểm tra được trả trên Cổng thông tin một cửa quốc gia vẫn còn ở dạng scan, chưa được số hóa..

“Do vậy nếu làm theo hướng thực hiện toàn bộ các thủ tục của bộ chuyên ngành trên Cổng một cửa quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành sau đó kết nối với Cổng một cửa quốc gia để nhận và có thể sử dụng kết quả đó để thông quan thì phải rà soát lại toàn bộ các quy định, trình tự thực hiện trên cổng, các chỉ tiêu thông tin để đảm bảo các chỉ tiêu thông tin được số hóa và kết quả trả ra là số hóa”, ông Âu Anh Tuấn phân tích.

Trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng, giải pháp cải cách chung cho tất cả sản phẩm, hàng hóa là không phù hợp, Bộ Tài chính sẽ báo cáo, đề xuất Phó Thủ tướng báo cáo Thủ tướng cho họp lại với các bộ, trên cơ sở đó các bộ sẽ báo cáo trực tiếp và Phó Thủ tướng để chỉ đạo về vấn đề này.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng khẳng định, việc KTCN nhanh hay chậm là trách nhiệm của các bộ, ngành. Về hệ thống, cơ quan Hải quan có trách nhiệm kết nối để không gián đoạn. Để cải cách chung giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa phải KTCN thì bộ, ngành kết nối với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan. Cần thiết thì sửa Nghị định 85/2019/NĐ-CP để thống nhất chỉ tiêu thông tin phục vụ kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Ngày 4/7/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2371/QĐ-BTC công bố 1 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuôc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm

Đó là chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đánh giá kết quả thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra chiều ngày 4/7 do Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Mã hải quan của các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II

Mã hải quan của các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu (XNK), Chi cục Hải quan khu vực II đã thông báo mã hải quan đối với từng đơn vị hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh địa bàn quản lý bị tác động nhiều yếu tố, kết quả thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan khu vực XX mới đạt hơn 47% trong nửa đầu năm.
Hải quan Phú Quốc: Đồng bộ giải pháp đón lượng khách tăng đột biến

Hải quan Phú Quốc: Đồng bộ giải pháp đón lượng khách tăng đột biến

Để làm thủ tục hải quan cho số chuyến bay và lượng hành khách quốc tế tăng cao, Hải quan cửa khẩu quốc tế Phú Quốc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời chuẩn bị đón khách dự Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2027.
Hải quan giải quyết chế độ 178 với 364 người

Hải quan giải quyết chế độ 178 với 364 người

Đến cuối tháng 6/2025, Cục Hải quan đã giải quyết thủ tục theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP đối với 364 công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy.
Bài 1: Hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ pháp luật

Bài 1: Hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ pháp luật

Một trong những yêu cầu đặt ra của Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan là cơ quan Hải quan triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Chi cục Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đảm bảo hoạt động quản lý hải quan trên địa bàn không để ngắt quãng, không gián đoạn công việc, không bỏ trống địa bàn.
Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Đó là kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Chi cục Hải quan khu vực VI được ghi nhận tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra chiều ngày 8/7 tại Lạng Sơn.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Sau khi tổ chức lại theo chính quyền địa phương 2 cấp, Chi cục Hải quan khu vực X quản lý địa bàn 2 tỉnh là Thanh Hóa và Sơn La.
Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Nhận thức được tầm quan trọng của “bộ tứ trụ cột” trong tạo đột phá đối với ngành Hải quan, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Qua ghi nhận của Chi cục Hải quan khu vực XII, nửa đầu năm 2025 có hàng chục ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực qua các địa bàn do đơn vị quản lý.
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Ngày 6/7, Chi cục Hải quan khu vực XIX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các chức danh Phó Chi cục trưởng và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Xác minh doanh nghiệp nợ thuế, Chi cục Hải quan khu vực II phát hiện hơn 1.000 doanh nghiệp nợ trên 800 tỷ đồng tiền thuế xuất nhập khẩu (XNK) không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Từ ngày 1/7/2025, nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh.
Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Việc đồng thời triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những thay đổi mang tính nền tảng cho thị trường bất động sản.
Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Đó là trả lời của Cục Hải quan đối với đề nghị của Công ty TNHH TS Food liên quan đến bảo vệ mã chứng nhận của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đối với mặt hàng sầu riêng đông lạnh XK sang Trung Quốc.
Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Qua vụ việc cho thấy thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, núp bóng các nền tảng mạng xã hội và hệ thống phần mềm xuyên biên giới nhằm tránh bị truy vết.
Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Với nhu cầu nhập khẩu sữa cao và tiêu chuẩn rõ ràng, Phô mai chế biến đang là sản phẩm tiềm năng tại Singapore nếu doanh nghiệp Việt biết chuẩn hóa.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động