Còn “nút thắt” kiểm tra chuyên ngành, còn dang dở cải cách
LONGFORM: Cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành: Dư địa cải cách vẫn rộng lớn | |
“Mảnh đất” cải cách công tác quản lý chuyên ngành còn rộng |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.L |
Nhiều chính sách quản lý chưa rõ ràng
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan đã phát hiện vướng mắc trong thực hiện quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm, đó là một số mặt hàng thực phẩm thuộc đối tượng quản lý theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tại Phụ lục II, III, IV ban hành kèm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. Tuy nhiên qua rà soát danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra an toàn thực phẩm kèm mã số HS chi tiết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021, Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021, Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 6/4/2021 thì một số mặt hàng được quy định tại Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP không được chi tiết tại các Thông tư, Quyết định nêu trên của các bộ. Đơn cử như: mặt hàng hạt hướng dương, hạt dẻ mã số HS 20081991; trà lúa mạch mã số HS 20089990; viên nước lẩu, cà ri mã số HS 21041099; các mặt hàng súp (súp nấm, súp kem, súp thịt bò cay, canh dài heo...) và nước xuýt thuộc nhóm 2104...
Tổng cục Hải quan cho rằng cần làm rõ, đối với những mặt hàng thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP nhưng không được quy định chi tiết tại các Danh mục ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT- BNNPTNT, Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021, Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 6/4/2021 thì có phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu hay không? Nếu có thì bộ chuyên ngành nào thực hiện (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hay Bộ Y tế)?
Bên cạnh đó, tại Mục 6 Phụ lục II Nghị định 15/2016/NĐ-CP quy định “Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” sẽ thuộc quản lý của Bộ Y tế. Do đó, các bộ cũng cần làm rõ trường hợp các mặt hàng không được quy định tại Danh mục của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị định 15/2016/NĐ-CP và cũng không thuộc các Danh mục kiểm tra an toàn thực phẩm của các bộ thì có thuộc quản lý của Bộ Y tế về kiểm tra an toàn thực phẩm hay không?
Để có cơ sở giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, mới đây Tổng cục Hải quan đã tiếp tục đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải đáp về vấn đề này để cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất.
Không chỉ vướng mắc về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cũng phản ánh bất cập trong thực hiện thủ tục do thiếu chính sách quản lý. Chẳng hạn, doanh nghiệp phản ánh, hiện nay chưa có hành lang pháp lý cho việc nhập khẩu và tiêu thụ thuốc lá điện tử tại Việt Nam. Các biện pháp quản lý hiện nay chủ yếu là ngăn chặn, chưa cho làm thủ tục nhập khẩu và chỉ thể hiện thông qua công văn hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là điểm nghẽn đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá điện tử vẫn đang bày bán công khai. Do đó, Bộ Công Thương cần ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản điều chỉnh đối tượng này.
Vấn đề nhập khẩu cá tầm cũng là điểm tồn tại khá lâu chưa được giải quyết dứt điểm. Việc giám định cá tầm là yếu tố quan trọng để xác định loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc giám định, kết luận giám định không rõ ràng, không kết luận được cá tầm nhập khẩu có phù hợp với Giấy phép CITES và có thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác của cơ quan Hải quan mà còn gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Kỳ vọng cải cách
Những vướng mắc như chính sách quản lý mặt hàng không rõ ràng, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành là vấn đề tồn tại khá lâu. Khi Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, ban hành đầu năm 2021 được kỳ vọng sẽ là bước đột phá, tháo gỡ những “nút thắt” bất cập hiện nay. Để cụ thể hóa những nội dung cải cách Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong khoảng 2 năm xây dựng dự thảo nghị định, ban soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến, tổ chức họp, hội thảo với các bộ, cơ quan, doanh nghiệp để tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định. Cơ quan soạn thảo đã liên tục hoàn chỉnh nhiều lần trên tinh thần vẫn bám sát các nội dung cải cách đã được Chính phủ phê duyệt và tiếp thu những ý kiến hợp lý. Tinh thần cải cách được các bộ, ngành hưởng ứng quyết liệt, nhiều thành viên Chính phủ đã bỏ phiếu thông qua, song vẫn còn một số bộ ý kiến khác. Thời gian qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) vẫn tiếp tục làm việc với một số bộ, còn ý kiến khác nhau để đi đến phương án thống nhất.
Tại cuộc họp mới đây nhất với đại diện một số bộ, ngành vẫn còn ý kiến khác, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã khẳng định, dự thảo Nghị định này là một văn bản khó, dù chỉ đưa ra các quy trình thủ tục nhưng tác động rất nhiều đến quá trình cải cách của nhiều đơn vị liên quan. Trên tinh thần Quyết định số 38/QĐ-TTg, khi xây dựng dự thảo, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan mong muốn đặt ra những “bước đi dài” cho công tác cải cách quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Thứ trưởng cho rằng, chính vì ý nghĩa đó, rất mong các bộ, ngành đồng tình với chủ trương, cùng phải thực hiện cải cách, cùng nhau tìm ra phương thức, quy trình phù hợp nhất, để hướng tới cải cách mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics