Facebook Twitter youtube Tiktok

“Mảnh đất” cải cách công tác quản lý chuyên ngành còn rộng

(HQ Online) - Tiếp tục phối hợp hoàn thiện và thực thi có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đó là nhiệm vụ Tổng cục Hải quan sẽ tích cực triển khai trong năm 2023.
Chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý nhà nước về hải quan
Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu
Hải quan tích cực góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý chuyên ngành
Công chức Chi cục Hải quan Yên Bái (Cục Hải quan Hà Nội) kiểm tra hàng hóa XNK. 	Ảnh: N.Linh
Công chức Chi cục Hải quan Yên Bái (Cục Hải quan Hà Nội) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh

Phối hợp, hướng dẫn hơn 400 văn bản quản lý chuyên ngành

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, các hoạt động cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) được chủ động triển khai liên tục, đặc biệt là việc cắt giảm dòng hàng thuộc Danh mục hàng hóa phải KTCN trước thông quan, chuyển việc KTCN trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan; các thủ tục KTCN cũng từng bước được cắt giảm, đơn giản hóa; các Danh mục quản lý chuyên ngành khi được ban hành, sửa đổi bổ sung đều có mã số HS kèm theo. Bước đầu áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) thông qua việc tăng đối tượng được miễn kiểm tra; áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu; thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm…

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, năm 2022, một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cắt giảm hàng hóa phải kiểm tra như: Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022, ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BKHCN ngày 28/7/2022, trong đó có quy định mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, bãi bỏ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường đối với hàng hóa khi nhập khẩu và chuyển kiểm tra sau thông quan.

Hay Nghị định số 72/2022/NĐ-CP ngày 4/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in. Theo đó, việc nhập khẩu thiết bị in sẽ không thực hiện theo hình thức Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mà chỉ cần khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in (thời hạn 3 ngày)...

Năm 2022, các hoạt động triển khai và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý và KTCN tiếp tục được chú trọng. Cục Giám sát quản lý về hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai và hướng dẫn thực hiện đối với hơn 400 văn bản. Các vấn đề vướng mắc đã được đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyển chỉ đạo các bộ, ngành xem xét sửa đổi, bổ sung.

Song song đó, năm qua, cơ quan Hải quan cũng chủ trì tổ chức 2 đợt làm việc tập trung để rà soát, chuyển đổi mã số HS của 67 Danh mục chuyên ngành của 14 bộ theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 mới được ban hành kèm Thông tư số 31/2022/TT- BTC ngày 8/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổng cục Hải quan đã chuyển kết quả rà soát, chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành cho các bộ, ngành tham khảo, hoàn thành việc ban hành. Tuy nhiên, theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, hiện nhiều bộ chưa hoàn thành việc ban hành, cập nhật mã HS đối với hàng hóa thuộc các Danh mục quản lý chuyên ngành.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, công tác KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTCN chưa đồng bộ, thống nhất; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất; doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc với nhiều đầu mối quan nhà nước.

Ngoài ra, một số thủ tục KTCN còn thực hiện thủ công; một số thủ tục đã chuyển sang hình thức điện tử nhưng chưa toàn diện, một số bước vẫn yêu cầu hồ sơ giấy. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian thông quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, các nước đã áp dụng hình thức chứng từ điện tử. Đáng chú ý, nhiều nhóm hàng còn chịu sự quản lý của nhiều bộ, ví dụ: một số mặt hàng dược liệu nhập khẩu vừa thuộc phạm thuộc vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, mặt hàng cáp điện vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ...

Thực thi hiệu quả chính sách cải cách

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, năm 2023 sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu cải cách công tác KTCN đã được Chính phủ giao. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, KTCN. Đặc biệt là hoàn thiện và triển khai dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình mới.

Đồng thời tiếp tục chủ động tham gia, góp ý vào các dự án xây dựng nghị định, thông tư liên quan đến công tác KTCN do các bộ, ngành xây dựng; đôn đốc các bộ, ngành sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về KTCN đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1254/QĐ-TTg được sửa đổi tại Quyết định 1258/QĐ-TTg.

Để thực thi có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, KTCN, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành rà soát, chuẩn hóa danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành, KTCN kèm theo mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC; phối hợp, rà soát văn bản còn vướng mắc, bất cập gây kéo dài thời gian, chi phí; đồng thời tham vấn cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan có liên quan để hướng tới cải cách toàn diện hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK.

Nhiều nhóm hàng còn chịu sự quản lý của nhiều bộ, ví dụ: một số mặt hàng dược liệu nhập khẩu vừa thuộc phạm thuộc vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, mặt hàng cáp điện vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ...
Ngọc Linh

Tin liên quan

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Nhận thức được tầm quan trọng của “bộ tứ trụ cột” trong tạo đột phá đối với ngành Hải quan, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.
Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan

Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan

Từ đầu năm 2025 đến nay, Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Chi cục Hải quan khu vực VI) đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc DN XNK hàng hóa gian lận trong khai báo hải quan. Hàng hóa gian lận đều là hàng giả mạo nhãn hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không được phép NK vào Việt Nam.
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025. Điều này cho thấy sức hút của Thủ đô trong vai trò trung tâm kinh tế – tài chính và là nơi quy tụ các tập đoàn hàng đầu Việt Nam.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Sau khi tổ chức lại theo chính quyền địa phương 2 cấp, Chi cục Hải quan khu vực X quản lý địa bàn 2 tỉnh là Thanh Hóa và Sơn La.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Qua ghi nhận của Chi cục Hải quan khu vực XII, nửa đầu năm 2025 có hàng chục ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực qua các địa bàn do đơn vị quản lý.
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Ngày 6/7, Chi cục Hải quan khu vực XIX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các chức danh Phó Chi cục trưởng và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Xác minh doanh nghiệp nợ thuế, Chi cục Hải quan khu vực II phát hiện hơn 1.000 doanh nghiệp nợ trên 800 tỷ đồng tiền thuế xuất nhập khẩu (XNK) không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Đén nay, ngành Hải quan đã khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự các Chi cục Hải quan khu vực đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định số 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 của Bộ Tài chính) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan.
Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Những ngày đầu vận hành theo mô hình mới của chính quyền địa phương 2 cấp, Hải quan Thái Bình (Chi cục Hải quan khu vực IV) duy trì sự ổn định về bộ máy tổ chức, đảm bảo thông quan hàng hóa thông suốt cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Ngoài việc thông tin về tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Chi cục, Chi cục Hải quan khu vực IV còn thông báo cụ thể các đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách

Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách

6 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan khu vực VII đối mặt nhiều thách thức, nhất là xuất khẩu qua địa bàn trọng điểm là Lào Cai.
Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, ngành Hải quan phấn đấu tỷ lệ phân luồng Xanh 70%, tỷ lệ phân luồng Vàng 25%, tỷ lệ phân luồng Đỏ không quá 5%.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư, du lịch trên địa bàn là những kết quả nổi bật của Chi cục Hải quan khu vực XII trong nửa đầu năm 2025.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Ngày 5/7, Chi cục Hải quan khu vực XX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nhiều nội dung quan trọng về hàng hóa nhập khẩu của đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư đã được Chi cục Hải quan khu vực XX hướng dẫn cho doanh nghiệp.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Indonesia siết nhập khẩu dệt may nhưng nới lỏng nhiều nhóm hàng khác, doanh nghiệp Việt cần sớm thích ứng.
Nhiều thủ đoạn biến tướng hàng giả

Nhiều thủ đoạn biến tướng hàng giả

Ngoài việc sản xuất buôn bán hàng giả các sản phẩm của các doanh nghiệp chân chính, hiện nay xuất hiện nhiều phương thức giả về chất lượng sản phẩm của chính mình sản xuất.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Chi cục Hải quan khu vực X tiếp nhận các đơn vị hải quan thuộc tỉnh Sơn La từ Chi cục Hải quan khu vực VII.
Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn vinh dự đạt giải nhì nhóm lĩnh vực 1 (Phát triển kinh tế), với các giải pháp về chuyển đổi số và ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh khai thác.
Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
Phiên bản di động