Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
Việt Nam đề nghị HĐBA tiếp tục thúc đẩy nghị sự về biến đổi khí hậu COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu |
COP29 kết thúc với thoả thuận tài chính trị giá 300 tỷ USD/năm. |
Số tiền này sẽ được chuyển đến các nước đang phát triển, những nước cần tiền mặt để giảm dần sự phụ thuộc vào than đá, dầu khí – nguyên nhân khiến toàn cầu quá nóng, thích nghi với tình trạng nóng lên trong tương lai và chi trả cho thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra. Con số này còn kém rất xa số tiền 1.300 tỷ USD mà các nước đang phát triển yêu cầu, nhưng gấp 3 lần thỏa thuận trước đây, vốn cam kết cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm cho các nước nghèo hơn nhưng sẽ hết hạn vào năm 2025.
Liên minh châu Âu (EU) ca ngợi thỏa thuận này là “điểm khởi đầu của một kỉ nguyên mới”. Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden ca ngợi thỏa thuận là “một bước tiến quan trọng”. Tổng thư ký LHQ Antonio Gutteres nhấn mạnh thỏa thuận đặt ra “các nền tảng” cho phép hướng đến mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 1,5°C, với điều kiện thỏa thuận được “thực thi toàn bộ và theo đúng lịch trình” và cộng đồng quốc tế “không được lơi lỏng” trong cuộc chiến khí hậu.
Tuy nhiên, đại diện của nhóm 45 nước nghèo nhất hành tinh - nạn nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu, chỉ trích thỏa thuận này “không đủ tầm vóc”. Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Pháp Agnès Pannier-Runacher cũng đánh giá đây là một thỏa thuận “gây thất vọng” và bị nhiều nước phản đối. Đại diện Ấn Độ Chandni Raina nói: "Đó là một khoản tiền nhỏ bé. Tôi rất tiếc khi phải nói rằng chúng tôi không thể chấp nhận nó".
Theo một nhà thương thuyết châu Phi, thỏa thuận khí hậu vừa đạt được gây thất vọng với các nước Nam Bán cầu, về số tiền tài trợ cũng như việc tư nhân đảm nhiệm một phần quá lớn trong tài trợ. Tuy nhiên có một chút an ủi, đó là các nước Nam Bán cầu đã thành công trong việc đạt được một điều khoản cho phép xem xét lại thỏa thuận này sau 5 năm, thay vì 10 năm như trước đó. Các nước Nam Bán cầu hy vọng là từ đây đến thời điểm đó, thế giới sẽ xem trọng hơn việc trả tiền để tránh các thảm họa ngày càng trở nên hủy diệt hơn so với hiện tại.
Ngoài việc bổ sung cụm từ “ít nhất”, giới quan sát ghi nhận một lý do khác khiến thỏa thuận không bị nhóm các nước nghèo nhất ngăn chặn. Nhóm 45 nước nghèo nhất (33 nước châu Phi, 8 nước châu Á, 3 nước châu Đại dương và 1 nước châu Mỹ) và nhóm khoảng 40 đảo quốc nhỏ rút cục đã đạt được nhân nhượng từ phía các nước cam kết tài trợ. Theo đó, tài trợ trong tương lai sẽ dành nhiều ưu tiên hơn cho hai nhóm nước này.
Theo ông Augustine Njamnshi, đồng sáng lập của Liên minh toàn châu Phi vì công lý khí hậu (PACJA), tập hợp 2.000 hiệp hội dân sự, thỏa thuận này cho thấy thế tiến thoái lưỡng nan của các nước nghèo. Ông nói: “Thỏa thuận này không thực sự có lợi cho chúng tôi, nhưng chỉ có thế hoặc không có gì. Các nước châu Âu đã đặt chúng tôi trước tình thế phải lựa chọn, khi nhấn mạnh đến việc Donald Trump lên cầm quyền tại Nhà Trắng hoặc các đảng cực hữu đang ngày càng mạnh lên ở châu Âu, để thuyết phục chúng tôi là sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu từ chối thỏa thuận này. Một lần nữa, châu Phi và các nước đang phát triển lại bị đẩy vào chân tường”.
Tin liên quan
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cam kết của ba nước có lượng khí phát thải lớn nhất thế giới
10:55 | 02/11/2021 Nhìn ra thế giới
Năm bản lề xác định tính sống còn của chủ nghĩa đa phương
07:41 | 31/12/2020 Nhìn ra thế giới
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm 3 lãnh đạo cấp Vụ, Viện
Kết hợp chính sách thuế và biện pháp hành chính để giảm tiêu dùng rượu, bia
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics