BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
Ngoại trưởng Nga: GDP của nhóm BRICS sau khi thêm thành viên mới sẽ cao hơn G7 Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ |
BRICS Pay – ý tưởng về hệ thống thanh toán thay thế SWIFT đang khiến phương Tây lo ngại. |
Tháng 10/2024, Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 tại thành phố Kazan của Nga. Hội nghị lần này có sự tham gia của nhiều thành viên mới, bên cạnh 5 quốc gia ban đầu của BRICS là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Trong tuyên bố chung vào cuối hội nghị thượng đỉnh, các thành viên BRICS đã khuyến khích "tăng cường mạng lưới ngân hàng đại lý trong BRICS và cho phép thanh toán bằng tiền tệ địa phương theo Sáng kiến thanh toán xuyên biên giới BRICS". Sáng kiến này còn được gọi là BRICS Pay, là một hệ thống nhắn tin thanh toán độc lập và phi tập trung, được lên kế hoạch để các quốc gia BRICS giao dịch với nhau thông qua loại tiền tệ của riêng họ.
BRICS Pay lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2018, như một giải pháp để các quốc gia đang phát triển giao dịch với nhau tốt hơn. Đến hội nghị thượng đỉnh năm 2022, BRICS Pay mới được xem là công cụ có khả năng giúp bỏ qua mạng lưới SWIFT - tiêu chuẩn giao dịch ngân hàng xuyên biên giới được công nhận quốc tế và là một trong những trụ cột chính của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với Nga.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát, các lệnh trừng phạt được áp dụng khiến Nga gặp khó khăn trong giao dịch với các đồng minh, vì nước này bị cấm sử dụng SWIFT hoặc đồng USD. Vì vậy, Nga ủng hộ mạnh mẽ nhất cho BRICS Pay. Các thành viên khác của BRICS xem đây là một kênh để một ngày nào đó đạt được mục tiêu phi đô la hóa, giải phóng khỏi sự thống trị tài chính của Mỹ.
BRICS không chỉ có động cơ mạnh mẽ để tạo ra mạng lưới, tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, mà họ còn có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng. Mạng lưới Mir của Nga, giao diện thanh toán hợp nhất của Ấn Độ và nền tảng thanh toán trực tuyến WePay cùng AliPay của Trung Quốc đóng vai trò là nền tảng vững chắc để tạo ra BRICS Pay.
Kế hoạch cho BRICS Pay là sử dụng công nghệ của UPI và WePay, bao gồm ví kỹ thuật số, thanh toán bằng mã QR và một khuôn khổ liên kết trực tiếp với các ngân hàng địa phương. Điều này sẽ cho phép các quốc gia giao dịch bằng đồng tiền của riêng họ, tránh sử dụng USD. Ngoài ra, cũng có khả năng cao là BRICS Pay sẽ sử dụng công nghệ blockchain.
Hiện tại, BRICS Pay vẫn chỉ là một ý tưởng. BRICS vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Đồng USD vẫn được sử dụng trong 80% các giao dịch thương mại toàn cầu và SWIFT xử lý 150.000 tỷ USD giá trị giao dịch mỗi năm. Các thành viên BRICS mở rộng hiện chiếm 35,4% nền kinh tế thế giới và khoảng 45% dân số toàn cầu. Nếu BRICS Pay có thể trở thành hiện thực, công cụ này sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu, mang lại lợi thế mạnh mẽ cho BRICS.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
08:19 | 23/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm BRICS
08:58 | 18/08/2023 Sự kiện - Vấn đề
Ai Cập chính thức gia nhập Ngân hàng Phát triển Mới của Nhóm BRICS
08:13 | 31/03/2023 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics