Bảo đảm nội luật hóa các cam kết về sở hữu trí tuệ theo cách có lợi nhất cho doanh nghiệp
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). |
Xin bà cho biết một số nét chính về những cam kết SHTT trong các FTA thế hệ mới Việt Nam đã tham gia?
Trong các FTA Việt Nam ký kết trong vài năm trở lại đây, những cam kết về SHTT là nhóm thể hiện rõ nét nhất tính chất “tiêu chuẩn cao”, “chất lượng cao” của các FTA thế hệ mới.
Tất nhiên, các cam kết cụ thể về SHTT ở mỗi FTA không hoàn toàn giống nhau, vì nội dung các cam kết phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đàm phán giữa các đối tác theo từng Hiệp định. Mặc dù vậy, các cam kết này đều phản ánh xu hướng chung tương đối thống nhất của thế giới trong lĩnh vực này. Vì vậy, cơ bản Chương về SHTT trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia đều bao gồm 2 nhóm cam kết chính, với hướng cam kết gần tương tự nhau.
Thứ nhất là nhóm cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng loại tài sản SHTT (như quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp …). Định hướng chung là nâng mức bảo hộ cao hơn cho chủ sở hữu các tài sản trí tuệ (về thời gian bảo hộ, về cách thức bảo hộ…), giảm bớt hoặc đơn giản hóa các điều kiện để được bảo hộ quyền, minh bạch hóa, điện tử hóa các thủ tục đăng ký để được công nhận và bảo hộ quyền.
Thứ hai là nhóm các cam kết về thực hiện quyền SHTT. Nhóm này bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả các cơ chế bảo vệ quyền SHTT, yêu cầu các cơ quan quản lý (ví dụ cơ quan Hải quan ở biên giới, Tòa án…) bảo vệ chủ thể quyền một cách tích cực và chủ động hơn trước các vi phạm. Ngoài ra, nhóm này cũng có các quy định tăng cường các biện pháp xử lý đối với một số hành vi xâm phạm quyền SHTT (bổ sung các trường hợp tội hình sự, chi tiết hóa các cách thức xử lý sản phẩm vi phạm quyền SHTT).
Theo bà, những cam kết như vậy sẽ mang đến những cơ hội và thách thức như thế nào với các doanh nghiệp Việt Nam?
Vì các cam kết phần lớn đều hướng tới việc tăng quyền, tạo điều kiện để bảo hộ quyền và tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHTT của chủ thể quyền nên rõ ràng doanh nghiệp nào là chủ sở hữu hay có liên kết với chủ sở hữu các tài sản SHTT suy đoán sẽ được lợi hơn. Ngược lại, doanh nghiệp nào mua bán, nhập khẩu, sử dụng các sản phẩm SHTT sẽ phải cẩn thận hơn, chú ý tuân thủ các quy định về SHTT, tránh các vi phạm dẫn tới có thể bị xử lý gây thiệt hại.
Hiện phần đông doanh nghiệp Việt Nam vẫn thuộc nhóm mua và sử dụng tài sản SHTT là chủ yếu. Chi phí tuân thủ các tiêu chuẩn SHTT cao hơn sẽ là thách thức với nhóm này. Có thể lấy ví dụ, với doanh nghiệp dệt may, các chương trình phần mềm có bản quyền về cắt, may, in, phun… sẽ tốn kém hơn đáng kể so với phần mềm “dùng chùa”.
Nhưng ở góc độ khác thì có thể chính các doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi khi họ là chủ sở hữu của các thương hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, các sản phẩm văn học nghệ thuật giải trí… mà họ kinh doanh. Những tài sản này của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ tốt hơn theo các cơ chế mới, từ đó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp chuyên sâu hơn về các lĩnh vực liên quan tới SHTT, chẳng hạn như các doanh nghiệp trong trong các lĩnh vực công nghệ, sáng tạo thì cơ chế bảo hộ mới hiệu quả và thuận lợi sẽ giúp họ yên tâm theo đuổi các kế hoạch dài hạn.
Cộng đồng doanh nghiệp cần phải làm gì để đáp ứng những cam kết về SHTT trong các FTA? Các cơ quan Nhà nước có thể hỗ trợ họ như thế nào trong việc này, thưa bà?
Các cam kết FTA đang và sẽ được nội luật hóa dần dần vào pháp luật Việt Nam theo lộ trình. Do đó, cách thức đơn giản nhất và cũng hiệu quả nhất với các doanh nghiệp Việt Nam là phải quan tâm tới các quy định pháp luật về SHTT liên quan mỗi khi có hoạt động gì liên quan tới tài sản SHTT. Nếu là các tài sản SHTT của doanh nghiệp thì chúng ta cần biết các quy định để tận dụng tối đa các cơ chế bảo hộ tài sản đó. Nếu là các tài sản mà doanh nghiệp đi mua hay sử dụng thì lại cần phải tìm hiểu quy định để tuân thủ cho đúng, chấp nhận các chi phí cần thiết, tránh những rủi ro pháp lý do vi phạm mà ra.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi, nhất là từ góc độ chi phí tuân thủ. Khi nội luật hóa các cam kết, nhất là các cam kết đòi hỏi chi phí tuân thủ cao, các cơ quan làm công tác này cần cân nhắc thấu đáo, lựa chọn cách thức nào vẫn bảo đảm cam kết mà có lợi nhất, hợp lý nhất cho doanh nghiệp và chủ thể Việt Nam, nhất là từ góc độ chủ thể sử dụng tài sản SHTT.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp và người dân để họ biết quy định mới và tuân thủ, hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm vì không biết dẫn tới thiệt hại. Đồng thời, các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHTT cần cải cách để các doanh nghiệp có tài sản SHTT dễ dàng được bảo hộ, qua đó Nhà nước có thể bảo vệ tài sản của họ tốt hơn, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn để sáng tạo, kinh doanh và phát triển.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics