Xung đột Nga-Israel ở Syria có thể trở thành ác mộng của Trung Đông
Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Iran đang là điều dư luận quan tâm khi căng thẳng giữa 2 nước leo thang trong những ngày qua. Tuy nhiên, có một cuộc xung đột khác có thể trở thành cơn “ác mộng” của Trung Đông, đó là xung đột giữa Nga và Israel ở Syria và cũng có liên quan đến Iran.
Lâu nay, Israel vẫn thường “tát nước theo mưa”, thấy rõ nhất là các cuộc tấn công mà nước này tiến hành ở Syria sau các cuộc không kích của Mỹ tại đây. Nếu đồng minh Mỹ tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Iran, Israel có thể sẽ theo kịch bản cũ, tấn công nhằm vào các mục tiêu Iran tại Syria.
Xung đột Nga-Israel ở Syria có thể trở thành ác mộng của Trung Đông. Ảnh minh họa: National Interest.
Nguy cơ xung đột từ các cuộc tấn công của Israel ở Syria
Israel lâu nay vẫn nhằm vào lực lượng Iran ở Syria, để buộc các lực lượng của Iran tránh xa biên giới phía bắc của Israel. Trong khi đó, Nga có hàng nghìn binh sỹ ở Syria có thể nằm trong “làn đạn” của Israel hoặc thậm chí có thể trở thành một bên tham chiến nếu cảm thấy mệt mỏi khi đồng minh Syria liên tiếp bị trúng đòn. Và nếu Israel và Nga đi đến đối đầu nhau, liệu “anh cả” của Israel - Mỹ - có cảm thấy buộc phải can thiệp hay không?
Cả Israel hay Nga đều không muốn xảy ra một cuộc chiến như vậy. “Không ai trong chúng tôi mong muốn có sự đối đầu quân sự. Nó sẽ có hại cho cả 2 bên”, một quan chức cấp cao của Quân đội Israel (IDF) nói với National Interest.
Mối quan hệ giữa Israel và Nga đã nồng ấm hơn so với thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, mối quan hệ này lại có vẻ già đó giống như sự tan băng giữa Mỹ và Liên Xô những năm 1970: ngoài mặt tỏ ra thân thiện và mong muốn hợp tác, nhưng đằng sau nụ cười là sự lo ngại, nghi ngờ và xung đột lợi ích cơ bản.
“Nga không phải là đồng minh của Israel. Chúng tôi có 1 đồng minh, đó là Mỹ. Người Nga ở đây là vì các mục tiêu hoàn toàn khác. Họ đang hỗ trợ chính quyền Syria, chính quyền rất muốn hủy diệt Israel nếu họ có thể làm. Nga cũng là một phần trong liên minh hỗ trợ Iran”, quan chức giấu tên của IDF thừa nhận.
Các cuộc không kích “thường xuyên” của Israel ở Syria là nguy cơ hiện hữu nhất có thể dẫn tới một cuộc xung đột giữa Israel với Nga. Điện Kremlin vẫn tuyên bố các cuộc không kích của Israel ở Syria là “bất hợp pháp”. Sự kiện tháng 9/2018 khi Phòng không Syria bắn rơi chiếc máy bay IL-20 của Nga khiến 15 người thiệt mạng là một minh chứng rõ ràng. Nga tới nay vẫn đổ lỗi cho Israel, cho rằng, Israel đã sử dụng chiếc IL-20 của Nga như một vỏ bọc khi không kích Syria, khiến Phòng không Syria bắn nhầm “đồng đội”. Nga sau đó đã đáp trả bằng cách triển khai hệ thống phòng không S-300 tới Syria.
Israel có thể “chung sống” với Nga ở Syria, nhưng không phải là với Iran. Giới chức Israel đã cảnh báo về kế hoạch triển khai lực lượng lên tới 100.000 người của Iran ở Syria, coi Syria là “bàn đạp” để nhằm vào Israel. Ngoài ra, việc Syria trở thành “căn cứ rocket” thứ 2 sau Lebanon của Iran đang là cơn ác mộng đối với Israel.
“Chúng tôi sẽ khiến kế hoạch của Iran trở nên khó khăn hơn và họ sẽ phải trả một cái giá đắt”, quan chức IDF nói.
Israel gần đây cũng không ngại thừa nhận tiến hành nhiều cuộc không kích ở Syria. Trong một tuyên bố sau cuộc tấn công nhằm vào một nhà kho của Iran gần sân bay quốc tế Damascus hồi tháng 1/2019, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thừa nhận nước này đã tấn công “các mục tiêu Iran và Hezbollah [ở Syria] hàng trăm lần”.
Khi được hỏi liệu Nga có ngăn Israel tiến hành các cuộc tấn công ở Syria hay không, quan chức của IDF nói rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục các kế hoạch. Các hoạt động của chúng tôi đã cho thấy điều đó, bất chấp mọi thứ, chúng tôi tận hưởng tự do đáng kể trong hành động”.
Nga có tránh bị “vạ lây” ở Syria?
Liệu Israel có thể nhằm vào mục tiêu Iran ở Syria mà không dấy lên một sự xung đột với Nga?
“Đã có cơ chế giảm xung đột, bao gồm cả một đường dây nóng giữa quân đội Nga và Israel. Chúng tôi rất nghiêm túc trong việc thông báo với phía Nga về các hành động của mình và các chiến dịch của họ cũng được cập nhật”, quan chức IDF nói. Tuy nhiên, nhưng cơ chế này vẫn chưa đủ hiệu quả để tránh được vụ bắn rơi một máy bay Nga.
Có thể, vấn đề trong vụ IL-20 chỉ là ở sai chỗ và sai thời điểm. Nhưng không khó để hình dung ra vô số các kịch bản chết người khác. Có thể các cố vấn và chuyên gia kỹ thuật Nga sẽ bị mắc kẹt trong vụ tấn công của Israel nhằm vào cơ sở của Iran hay Syria. Có thể một quả bom thông minh của Israel đi lạc và trúng căn cứ Nga, hoặc một phi công Nga vô tình ở gần đường đạn khi Israel không kích ở Syria. Một kịch bản khác có thể Nga sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải hỗ trợ cho đồng minh Syria.
Điều khiến cho một cuộc xung đột chiến tiềm tàng giữa Israel và Nga trở nên nguy hiểm là nó không hề mang tính giả thuyết. Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, các tay súng Liên Xô đã được gửi tới Ai Cập. Điều này dẫn tới một sự kiện tai tiếng tháng 7/1970, trong một cuộc phục kích máy bay được lên kế hoạch kỹ lưỡng ở kênh đào Suez, các tay súng Israel đã bắn hạ 5 chiếc MiG-21 do phi công Liên Xô điều khiển trong vòng 3 phút.
Mặt khác, Nga không nhất thiết phải đối đầu trực tiếp với Israel. Quả thực, quan chức IDF dường như ít lo ngại về một cuộc xung đột trực tiếp giữa lực lượng Israel và Nga, mà lo ngại hơn về việc Nga có thể sẽ cấp vũ khí hiện đại, như tên lửa đối không, cho kẻ thù của Israel như Syria hay Iran.
Đầu những năm 1970, Liên Xô đã cung cấp nhiều tên lửa phòng không và súng cho Ai Cập và Syria, những vũ khí đã gây thiệt hại nặng nề cho không quân Israel trong cuộc chiến tháng 10/1973. Nếu muốn, Nga hoàn toàn có thể khiến cho các chiến dịch trên không của Israel trở nên vô cùng “tốn kém”.
Cũng giống như với cuộc xung đột giữa Arab-Israel (hay Iran-Israel), mối nguy hiểm thực sự không phải là xung đột mang tính khu vực, mà là nó có thể leo thang như thế nào. Trong cuộc chiến năm 1973, Liên Xô đã dọa đưa quân tới Ai Cập nếu Israel không đồng ý ngừng bắn. Mỹ - đồng minh của Israel đã đáp lại bằng cách báo động hạt nhân.
Nếu một máy bay khác của Nga bị bắn hạ hay binh sỹ Nga thiệt mạng ở Syria vì Israel, liệu Nga có bỏ qua hay không? Và khi Israel và Nga đi đến đối đầu thực sự, liệu Mỹ có tìm cách né tránh và không can thiệp để hỗ trợ đồng minh lâu năm Israel của mình? Nếu câu trả lời là không, khi đó, Trung Đông sẽ lại chứng kiến một cơn ác mộng./.
Tin liên quan
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
Đón bắt xe khách vận chuyển lô rượu, thuốc lá ngoại nửa tỷ đồng
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chăm lo Tết cho người nghèo
Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp VBF
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics