Xuất khẩu rau quả sang Singapore chờ bứt tốc
Xuất khẩu thực phẩm sang Singapore lưu ý về phụ gia bị cấm Tăng tốc xuất khẩu rau quả chính ngạch sang Trung Quốc Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi |
![]() |
Giải pháp căn cơ để phát triển xuất khẩu nông sản là kiểm soát ATTP từ gốc, giám sát dư lượng minh bạch. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tăng tốc xuất khẩu trong tháng 3
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Singapore trong quý I/2025 đạt hơn 1,36 tỷ USD. Trong đó, riêng tháng 3 đã đóng góp trên 553,7 triệu USD – chiếm khoảng 40,7% tổng trị giá quý I, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ và nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong tháng này.
Riêng với mặt hàng rau quả, xuất khẩu sang Singapore trong tháng 3 đạt hơn 4,067 triệu USD – cao hơn đáng kể so với mức trung bình hai tháng đầu năm. Tính lũy kế quý I, tổng trị giá xuất khẩu rau quả đạt 10,6 triệu USD, chiếm khoảng 0,78% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với mức tăng trưởng khoảng 23,9% trong tháng 3 so với trung bình tháng 1 và 2, xuất khẩu rau quả cho thấy đà phục hồi rõ nét. Một phần nguyên nhân đến từ việc Singapore bước vào giai đoạn cao điểm tiêu dùng phục vụ lễ hội và du lịch nội địa, khiến nhu cầu nhập khẩu rau quả tăng mạnh. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp Việt đã cải thiện đáng kể khả năng đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc giúp hoạt động xuất khẩu thuận lợi.
Lưu ý e-Service và tiêu chuẩn kiểm dịch
Từ ngày 1/5/2025, Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) chính thức áp dụng nền tảng dịch vụ điện tử e-Service để công bố và tra cứu kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm đối với trái cây, rau quả tươi và làm mát nhập khẩu.
Trong 3 tháng chuyển tiếp (từ 1/5 đến 31/7), nhà nhập khẩu sẽ nhận thông báo kết quả kiểm tra theo phương thức truyền thống. Sau đó, chỉ kết quả không đạt hoặc các quy trình tiêu hủy mới được báo bằng điện thoại; còn lại toàn bộ dữ liệu sẽ cập nhật trực tuyến qua e-Service.
Điều này buộc doanh nghiệp Việt xuất khẩu rau quả sang Singapore cần chủ động phối hợp với đối tác nhập khẩu để nắm bắt thông tin kiểm tra kịp thời, từ đó xây dựng phương án xử lý khi có yêu cầu. Mặc dù hệ thống e-Service hiện chỉ cho phép các doanh nghiệp Singapore tra cứu thông tin của chính họ, nhưng đây vẫn là công cụ kỹ thuật số hữu ích để nâng cao minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhận định: việc triển khai e-Service là một động thái tích cực, khuyến khích số hóa hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp Việt không chuẩn bị tốt, việc truy xuất nguồn gốc, công bố chỉ số chất lượng sản phẩm… sẽ là rào cản lớn khi thâm nhập và mở rộng thị phần tại Singapore – thị trường vốn nổi tiếng khó tính và yêu cầu tiêu chuẩn cao.
Xây dựng thương hiệu Việt trên kệ siêu thị Singapore
Mặc dù xuất khẩu rau quả sang Singapore trong quý I/2025 có tăng trưởng, nhưng với tỷ trọng chỉ 0,78%, đây vẫn chưa phải nhóm hàng chiến lược tại thị trường này. Trong khi đó, Singapore lại là một trong những trung tâm phân phối nông sản lớn trong khu vực, có sức mua ổn định và khả năng lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ.
Thay vì tập trung vào xuất khẩu số lượng lớn qua kênh thương lái, nhiều chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp Việt nên hướng tới xây dựng thương hiệu riêng cho rau quả – nhất là với các mặt hàng có tiềm năng cao như thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, dừa…
Cần một chiến lược tiếp cận bài bản hơn: từ kiểm soát chất lượng, hoàn thiện chuỗi cung ứng, đến đầu tư nhận diện thương hiệu và hiện diện tại hệ thống siêu thị, nhà phân phối Singapore. Đồng thời, tăng cường hợp tác với nhà nhập khẩu sở tại để nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn kiểm dịch điện tử là yếu tố sống còn trong giai đoạn tới.
Khi xuất khẩu không còn là cuộc chạy đua về số lượng mà là cuộc đua về độ tin cậy, khả năng truy xuất và chất lượng, rau quả Việt cần một bước chuyển mình thật sự – cả về tư duy lẫn hành động.
Tin liên quan

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng
Tin mới

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics